Malaysia yêu cầu Liên Hợp Quốc thành lập tòa án vụ MH17

Theo hãng tin Channel News Asia, phía Malaysia vào 8-7 đã đưa quyết định trình dự thảo về việc thành lập tòa án quốc tế cho LHP, đảm bảo xét xử độc lập cho những bên bị cáo buộc bắn rơi bay MH17.
Vào tuần trước, Malaysia phát biểu trước Hội đồng Bảo an, nước này đã sẵn sàng đề xuất thành lập tòa án xét xử bất chấp sự chống đối từ Nga cho rằng đây là động thái quá vội vàng.

Dự thảo kêu gọi thành lập tòa án theo Chương 7 của Điều lệ LHQ, có nghĩa là những nỗ lực của tòa án nhằm truy tố những bên chịu trách nhiệm có thể được thực thi bằng biện pháp trừng phạt.

Hiện trường vụ thảm họa hàng không MH17 vào tháng 7 năm ngoái

Tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay Malaysia Airlines - phần lớn trong số họ là người Hà Lan - đã thiệt mạng khi chiếc máy bay bị bắn rơi vào ngày 17-7 năm ngoái về phía đông không phận Ukraine.

Sau thảm kịch kinh hoàng này, ngay lập tức nghi ngờ đều hướng về các nhóm ly khai thân Nga, có thể đã sử dụng một tên lửa đất-đối-không khí được cung cấp bởi Nga để bắn hạ chiếc máy bay.

Theo dự thảo này, tòa án sẽ đảm bảo kết quả quá trình xét xử độc lập, công bằng và tất cả các quốc gia cần phải hợp tác đầy đủ, chặt chẽ với các tòa án. Các tài liệu mô tả việc bắn rơi máy bay là mối đe dọa đối với hòa bình.

Hội đồng Bảo an sẽ thành lập một tòa án quốc tế với mục đích duy nhất: truy tố những bên chịu trách nhiệm, có liên quan đến việc bắn rơi máy bay MH17.

Toàn bộ 298 hành khách trên chuyến bay xấu số đã thiệt mạng

Theo dự thảo, Hội đồng Bảo an cũng sẽ áp dụng các quy chế của tòa án mới theo mô hình tòa án đặc biệt khác của LHQ, có nhiệm vụ khởi tố các tội phạm nghiêm trọng. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng tòa án quốc tế là "lựa chọn tốt nhất" nhưng đó cũng nên có những “kế hoạch dự phòng”.

Thứ trưởng ngoại giao Nga Gennadiy Gatilov mô tả đề xuất này là "không kịp thời và phản tác dụng" và cho rằng cuộc điều tra vụ bắn tới máy bay phải được hoàn thành rồi mới tính đến các bước tiếp theo.
Malaysia đang làm việc với Australia, Bỉ, Hà Lan và Ukraine - tất cả các nước thành viên của đội điều tra JIT - về việc thành lập tòa án quốc tế. Đại sứ Malaysia Ramlan bin Ibrahim nói với hội đồng gồm 15 thành viên vào tuần trước rằng một tòa án Liên Hợp Quốc sẽ "cung cấp mức độ cao nhất của tính hợp pháp cho việc xét xử”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm