Luật an ninh quốc gia Trung Quốc làm tăng căng thẳng Biển Đông

Luật đưa ra các vấn đề về an ninh mạng, khu vực bên ngoài, vùng biển sâu, các vùng cực, và cấp thiết nhất là Biển Đông.

Luật dự thảo mới đã được biểu quyết vào hôm 1-7 trong một cuộc họp tại Bắc Kinh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, tạo khuôn khổ cho chính quyền Trung Quốc thiết lập một hệ thống quản lý khủng hoảng “liên kết, hiệu quả” trên tất cả các lĩnh vực an ninh.

Trịnh Thư Na – đại diện của Ủy ban Lập pháp tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời các phóng viên trong một cuộc họp báo, rằng luật mới là một “điều kiện để chính phủ đảm bảo chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”.

Các đại biểu tới dự buổi khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào hôm 5-3-2015

Bà Trịnh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh trong không gian vật lý, cụ thể là những tuyên bố của nước này đối với các vùng lãnh thổ bị tranh chấp ở Biển Đông.

Hiện nay, hầu hết quốc phòng của Trung Quốc dựa vào sức mạnh của sự hiện diện quân đội nước này tại Biển Đông và thực hiện các hành vi xây đảo nhân tạo trái phép.

Trong khi Mỹ và Nhật Bản đang hỗ trợ quân sự cho một số quốc gia khác chống lại Trung Quốc thông qua hình thức tuần tra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang hung hăng xây dựng các tiền đồn quân sự và cơ sở dân sự tại các đảo trong vùng biển tranh chấp.

Bản đồ chính thức mới nhất của Trung Quốc thể hiện những vùng đất và vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép

Luật an ninh quốc gia mới có thể sẽ đặt nền móng cho sự “quyết liệt” hơn nữa của Trung Quốc. Bonnie Glaser - cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết: “Người Trung Quốc sẽ viện dẫn luật an ninh quốc gia, cùng với những luật nội địa khác để biện minh cho những hành động của mình tại Biển Đông”.
Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc giúp nước này linh hoạt hơn trong việc chống lại các mối đe dọa do những điều khoản rất “chung chung” và mơ hồ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích này.
Bà Trịnh Thư Na tuyên bố: “Bất cứ chính phủ nào cũng sẽ cứng rắn và tránh nguy cơ tranh chấp, thỏa hiệp và can thiệp khi phải bảo vệ những lợi ích cốt lõi của quốc gia mình. Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm