IS chiêu mộ hơn 400 trẻ em để 'đỡ đạn' cho thánh chiến

Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền ở Syria (SOHR), nơi gọi là “cái nôi của nhà nước Hồi giáo tự xưng” IS đã mở khóa đào tạo quân đội và tôn giáo.
Ngoài ra SOHR còn cho hay trẻ em dưới 18 tuổi đều được tuyển chọn tại những nơi gần trường học, thánh đường Hồi giáo hoặc những khu vực công cộng khác. Quan sát cho thấy, người dân có thể bắt gặp IS đang dạy trẻ em khai hỏa đạn dược, chiến đấu trên chiến trường hoặc chuyển vào “lò” huấn luyện.

Đôi lúc phiến quân còn buộc chúng phải làm gián điệp hoặc lính gác. Thậm chí, ngay cả trẻ em có dị tật bẩm sinh cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

 Ảnh các cậu bé xếp hàng ngay ngắn trước một “văn phòng tuyển dụng” của IS, tại thị trấn Al-Bab, Syria (Ảnh chụp từ RT)

Thông thường, tiền hoặc quyền lợi sẽ là phương thức mua chuộc hữu hiệu để các gia đình gửi con em họ vào các trại huấn luyện cũng như để cho các cuộc tuyển chọn trực tiếp.
Người đứng đầu tổ chức giám sát SOHR ông Rami Abdulrahman giải thích động cơ tuyển mộ của IS: “Họ (IS – NV) dùng bọn trẻ vì rất dễ để tẩy não chúng. Họ có thể sai khiến bọn trẻ theo điều họ muốn, họ cấm bọn trẻ đến trường nhưng thay vào đó gửi chúng vào trường IS”.
Một lí do khác mà ông Abdulrahman nhắc đến là IS đang gặp vấn đề tuyển dụng người lớn từ đầu năm 2015 với con số ước tính chỉ 120 người chịu gia nhập tổ chức.
Năm qua, Ủy ban Nhân quyền Syria xác nhận mỗi tháng IS tuyển được 200-300 trẻ em và đưa chúng vào khóa đào tạo để bù lắp khoản thiếu hụt quân số sau những trận giao tranh. Một vài trẻ em trong số đó từng có mặt trên chiến trường tại thành phố Kobani, Syria.
Cách đây một tháng, IS từng tung ra đoạn video quay cảnh một cậu bé đã bắn chết một binh lính Israel vì cáo buộc người này là gián điệp.
Chiến binh thánh chiến IS hiện đang kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn tại Syria và Iraq nhưng phạm vi tác chiến của đội quân trải dài trên nhiều khu vực bất ổn của Trung Đông, Bắc Phi, châu Á, tính cả khu vực bán đảo Sinai. IS cũng được cho là có liên hệ với các nhóm cực đoan khác ở Bắc Phi, Yemen, Pakistan và Afghanistan.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm