Facebook, Twitter bị soi cách đối xử chính trị gia nước khác

Động thái khóa các tài khoản mạng xã hội của Tổng thống Donald Trump đã khiến các công ty công nghệ và mạng xã hội (MXH) Facebook, Twitter (Mỹ) bị soi nhiều hơn về thực tế thực thi chính sách kiểm duyệt nội dung người dùng đăng lên tài khoản ở nước ngoài, theo báo The New York Times.
Nhiều năm trước khi xảy ra vụ ông Trump, các MXH này đã được kêu gọi phải kiểm duyệt nội dung đăng trên các tài khoản ngoài nước Mỹ tốt hơn và loại bỏ các bài đăng kích động bạo lực. Tuy nhiên, Facebook và Twitter chủ yếu bỏ qua lời kêu gọi loại bỏ các bài đăng hay các bình luận từ nhiều nhân vật nổi tiếng, quan chức chính phủ mà các tổ chức xã hội cho rằng mang tính kích động bạo lực. Lý do hai MXH này đưa ra là tôn trọng tự do ngôn luận.

Lực lượng phản ứng nhanh tuần tra đường phố TP Bangalore, bang Karnataka (Ấn Độ) hồi tháng 8-2020 sau khi trên Facebook xuất hiện một bài đăng kích động bạo loạn. Ảnh: AFP

Từ việc ông Trump bị khóa tài khoản tuần trước đã khiến các tổ chức, các nhà hoạt động tăng cường đề nghị Facebook, Twitter áp chính sách này công bằng ra nước ngoài, đặc biệt ở các nước vốn rất ưa chuộng sử dụng hai nền tảng này. Theo giáo sư luật, cựu giám sát viên tự do ngôn luận của Liên Hợp Quốc - ông David Kaye, nhiều nhân vật chính trị ở nhiều nước (như Ấn Độ, Philippines, Brazil…) cần phải được giám sát cách hành xử trên mạng.
Facebook - sở hữu cả Instagram và WhatsApp - là công ty MXH lớn nhất thế giới với hơn 2,7 tỉ người dùng, hơn 90% trong số này là ở ngoài nước Mỹ. Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg khẳng định chính sách của Facebook áp dụng cho mọi người, mọi nơi. Twitter có 190 triệu người dùng toàn cầu. MXH này cho biết các quy định của mình với các lãnh đạo thế giới không hề mới. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm