Đồ chơi biết nói có giúp trẻ phát triển ngôn ngữ?

Đây chính là kết quả thu được từ một nghiên cứu mới được đăng trên tờ JAMA Pediatrics. Nghiên cứu cho thấy một vài sản phẩm đồ chơi được quảng cáo là giúp kích thích phát triển ngôn ngữ ở trẻ thưc chất chưa được khoa học chứng minh về tính hiệu quả.
Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng để giúp trẻ hiểu được, nói được và từ đó đọc hoặc viết được một ngôn ngữ thì trước hết chúng cần nghe rất nhiều. Và không bao giờ là quá sớm để trẻ bắt đầu nghe cả. Điều đó giải thích lý do vì sao ngành công nghiệp đồ chơi biết nói, được cho là có thể giúp trẻ học ngôn ngữ, bùng nổ trong thời gian gần đây.

Nghiên cứu trên tập trung vào một nhóm hơn 24 trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 16 tháng tuổi. Các chuyên gia cho các bé đeo một chiếc micro nhỏ được gắn vào áo để ghi âm khi các em ở nhà chơi với bố mẹ.

 Ảnh minh họa

GS Anna Sosa, thuộc ĐH Bắc Arizona, là người đứng đầu dự án nghiên cứu này. Bà cho biết mỗi gia đình sẽ được cung cấp ba loại đồ chơi khác nhau: Sách, đồ chơi truyền thống như trò lắp ghép xếp hình và cuối cùng là đồ chơi điện tử.
“Chúng tôi có bộ trò chơi nông trại biết nói - giúp các bé học cách gọi tên các con vật” - Sosa cho biết về loại đồ chơi điện tử. 
“Chúng tôi cũng có một chiếc điện thoại di động và một chiếc laptop cho trẻ em. Và bạn chỉ cần mở nắp ra, bấm nút và chúng sẽ nói cho bạn nghe.”
Sosa cho biết bà chọn các sản phẩm trên “là do chúng được quảng cáo là giúp kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ trong độ tuổi này”.
Mỗi cặp phụ huynh được yêu cầu dùng mỗi món đồ chơi riêng biệt để chơi với trẻ trong vòng ba ngày.
Để hiểu được những gì các nhà nghiên cứu nghe được, chúng ta cần biết họ đang lắng nghe điều gì. Như đã trình bày ở trên, trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ bằng cách lắng nghe. Và nghiên cứu đã cho thấy sự tương tác - chính là sự trao đổi thông tin giữa bố mẹ và trẻ - là yếu tố quan trọng nhất cho sự tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ, bởi vì ở giai đoạn này trẻ tiếp thu từ môi trường xung quanh.
“Khi có một thứ khác đảm nhận vai trò nói, các bậc phụ huynh hầu như chỉ ngồi một bên để đồ chơi trò chuyện với các bé và đáp lại lời các bé” - Sosa cho biết.
Điều này không tốt bởi vì đồ chơi chỉ có thể giúp phát triển ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chúng kích thích sự tương tác giữa bố mẹ và trẻ. 
Chưa có chứng minh nào cho thấy một đứa trẻ có thể tiếp thu ngôn ngữ trực tiếp từ một món đồ chơi cả. Bởi vì đồ chơi không có đủ khả năng làm điều này và cũng không giúp trẻ tiếp thu từ môi trường xung quanh.
Đối với hai loại đồ chơi còn lại, trò lắp ghép và xếp hình giúp kích thích khả năng giao tiếp nhiều hơn đồ chơi điện tử và dẫn đầu là sách truyện. Sách chiếm ưu thế về lượng tương tác, tuy nhiên đồ chơi truyền thống lại có lợi hơn về chất lượng tương tác.
Nghiên cứu trên vẫn còn vài hạn chế: Do chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ các gia đình. Và trong số 26 cặp phụ huynh tham gia, hầu hết gia đình chỉ có mẹ, là người da trắng và tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, kết quả đồ chơi điện tử không tốt như đã quảng cáo là đáng tin cậy.
Heather Kirkorian, nhà nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ em tại ĐH Wisconsin, Madison chia sẻ công nghệ có thể giúp ích cho những trẻ lớn hơn, còn trẻ nhỏ cần được học nói thông qua giao tiếp với con người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm