Điểm toán cao nhất thế giới mà sao mãi không có giải Nobel?

Bảng xếp hạng PISA ở những học sinh độ tuổi 15 trên khắp thế giới được công bố 3 năm một lần, và nó trở thành tiêu chuẩn vàng để xếp hạng vị thứ các quốc gia về phương diện sức mạnh giáo dục.
So với Trung Quốc, Mỹ xếp thứ 36 về toán học, 28 về khoa học và 24 về đọc hiểu trong bảng xếp hạng PISA.Việc thống trị trong các cuộc kiểm tra được chuẩn quốc tế của Trung Quốc, đi đôi với chi phí giáo dục khá rẻ của chính phủ có thể biến quốc gia này thành nơi có các trường học mà nhiều người cho rằng Mỹ cũng nên học theo.
Tuy nhiên, trong cuốn sách “Who’s Afraid of the Big Bad Dragon?” của Yong Zhao, một người lớn lên và giảng dạy tại Trung Quốc, đã đem đến góc nhìn về những sai lầm lớn của hệ thống giáo dục Trung Quốc.Cuốn sách nêu rằng mục tiêu của giáo dục Trung Quốc là nhắm vào kỹ năng làm bài kiểm tra mà chính điều đó đã “cướp” đi khả năng sáng tạo của học sinh.

“Nền giáo dục Trung Quốc sản xuất ra những em học sinh có điểm số thi cử xuất sắc, (nhưng đó chỉ là) một “thành tựu” mang tính ngắn hạn mà học sinh có thể đạt được chỉ cần học thuộc lòng và chăm chỉ. Chính phủ Trung Quốc khi bản thân nó không thể tạo ra được công dân có tài năng đa dạng, sáng tạo và tân tiến”, ông Zhao viết.

Các học sinh ở trường Thành Đô, Trung Quốc (Ảnh: Bussiness Inside)

Hệ thống giáo dục Trung Quốc nổi trội trong việc truyền tải một lượng kiến thức nhỏ hẹp và những kỹ năng buộc sinh viên phải nắm vững, ông Zhao lập luận.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), học sinh Trung Quốc đã “đầu tư” một khoảng thời gian lớn để nắm vững các kỹ năng làm bài thi. Trung bình trong một tuần, họ làm bài tập về nhà trong suốt 14 giờ, nhiều hơn so với bất kỳ các quốc gia nào. Trong khi học sinh Mỹ chỉ có trung bình 6 giờ một tuần.

Học sinh xếp hàng ở các trường học ở Bắc Kinh (Ảnh: Bussiness Inside)

Theo ông Zhao, “cần mẫn” như vậy không “giải quyết” được gì về mặt đổi mới hay cải cách.Một bài báo gần đây trong tạp chí Harvard Business Review đã bày tỏ hoài nghi liệu Trung Quốc có phải là người đi đầu cho tinh thần khởi nghiệp nhờ vào nền giáo dục “bao bọc” và hệ thống chính trị?
Nhiều người nghĩ rằng Gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học lớn nhất Trung Quốc, là cội nguồn giết chết khả năng sáng tạo và đổi mới của học sinh.
Xu Xiaoping, một nhà đầu tư “thiên thần” Trung Quốc tin rằng cuộc thi đó đó là một ví dụ cụ thể cho vấn đề học sinh kém sáng tạo và phải mất ít nhất 20 năm nữa, Trung Quốc mới chấm dứt chính sách gửi học sinh ra nước ngoài để học tập phương thức đổi mới, theo Venture Beat.
Để củng cố cho quan điểm của ông, Zhao viện dẫn những lý lẽ từ giáo sư Zheng Yefu thuộc Đại học Peking,Trung Quốc về vấn đề này.“Không ai có lấy bất kỳ cơ hội nào để nhận được giải thưởng Nobel danh giá, sau 12 năm được đào tạo bởi nền giáo dục Trung Quốc, kể cả khi họ có theo học tại trường Harvard, Yale, Oxford hay Cambridge đi chăng nữa”.
Các học giả khác cũng đã ghi nhận rằng những người đoạt giả Nobel được giáo dục tại Trung Quốc dường như rất hiếm. Đối với Trung Quốc, để tạo thêm nhiều nhân tài đoạt giải Nobel, thì “Giới học viện Trung Quốc cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy đề cao khả năng sáng tạo hơn là cách tiếp cận truyền thống “ưa chuộng” cách học thuộc lòng” – nhà thống kê xuất sắc Howard Steven Friedman viết như vậy trên tờ Huffington Post.
Mỹ không nên vội vàng áp dụng các phương pháp của Trung Quốc vào nền giáo dục nước nhà. Theo ông Zhao, Mỹ ngày càng áp dụng cứng nhắc hệ thống thi cử tiêu chuẩn hóa cũng chính là do tiếp thu vội vã. Ông cho rằng việc thi cử như thế đang nuôi dưỡng tư tưởng toàn trị tại nước Mỹ.
Ông lập luận tiếp, việc vội vã “học hỏi” theo Trung Quốc sẽ dẫn tới việc “mất đi những giá trị “thứ thiệt” của nền giáo dục Mỹ - những giá trị làm nên một quốc gia thịnh vượng nhất và tiên tiến nhất trên thế giới”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm