Đến phiên Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chống IS

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi đề nghị lên Quốc hội mở rộng quyền hạn hiện tại và cho phép Ankara có hành động quân sự đối với các nhóm khủng bố ở Iraq và Syria. 
Đề xuất này cũng có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ miễn cưỡng chấp nhận vai trò tiên phong chống lại Nhà nước Hồi giáo. Họ sẽ cho phép quân đội nước ngoài sử dụng lãnh thổ của mình để thực hiện các cuộc tấn công qua biên giới. 

Tuy nhiên, Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết việc loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn là một ưu tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara cũng lo ngại các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu nếu không có chiến lược cụ thể sẽ chỉ kéo dài bất ổn.

 Người dân Syria tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Assad trong việc tăng thêm sự phát triển của Nhà nước Hồi giáo thông qua các chính sách giáo phái. 

"Chúng tôi sẽ chiến đấu một cách hiệu quả đối với cả hai IS và tất cả các tổ chức khủng bố khác trong khu vực, điều này luôn luôn là ưu tiên của chúng tôi" - Tổng thống Tayyip Erdogan nói. Tuy nhiên ông cũng cho biết: "Những trận không kích chỉ có vai trò trì hoãn những mối đe dọa và sự nguy hiểm". 
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ không theo đuổi những giải pháp tạm thời. Giám đốc mới của NATO cho biết liên minh sẽ sử dụng viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ bị tấn công.
Việc để Nhà nước Hồi giáo để trong tầm nhìn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên biên giới đã tăng áp lực cho các thành viên NATO trong việc tiến hành các cuộc không kích chống lại quân nổi dậy ở Syria và Iraq do Mỹ dẫn đầu. 
Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công ở Iraq chống lại các chiến binh IS từ tháng 7 và ở Syria kể từ tuần trước với sự giúp đỡ của các đồng minh Ả Rập. Anh và Pháp cũng đã tấn công các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo ở Iraq. 
Các cuộc tấn công chủ yếu vào ban đêm với mục đích phá hủy các căn cứ và lực lượng của nhánh al-Qaeda đã chiếm khu vực rộng lớn của cả hai nước. Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ một căn cứ không quân Mỹ tại thị trấn phía nam Incirlik cho đến nay vẫn chưa tham gia quân sự. 
Anh cho biết hôm thứ Tư họ đã tiến hành các cuộc không kích đêm vào nhóm khủng bố ở phía tây Baghdad, tấn công một chiếc xe vũ trang và một xe vận tải. Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng cho biết Pháp sẽ tăng cường cam kết quân sự cho cuộc chiến chống lại các chiến binh. 

Cuộc xung đột Syria đã trải qua bốn năm và đã giết chết hơn 191.000 người. Hôm thứ Tư cuộc đánh bom tự sát bên ngoài một trường học trong vùng kểm soát của chính phủ Homs giết chết ít nhất 39 thường dân, hầu hết là trẻ em. 

Những cảnh quay trên trang web tin tức SANA của Syria cho thấy trẻ em trong đồng phục học sinh màu xanh chạy trốn khỏi vụ nổ. Những phần cơ thể và máu rải rác trên đường và nhiều xe hơi bị đốt cháy. 
Đài quan sát cho biết Tổ chức IS đã nắm quyền kiểm soát 325 trong tổng số 354 ngôi làng xung quanh Kobani. Nhóm khủng bố đã chặt đầu bảy người đàn ông và ba phụ nữ để đe dọa những người có ý định chống đối. 
"Họ đang giết chết chúng tôi trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đang rất căm phẫn. Không có người từ Thổ Nhĩ Kỳ, không có người từ châu Âu hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới" - Maslum Bergadan, người chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho biết hai trong số anh em của ông đã bị bắt bởi IS. 
Thổ Nhĩ Kỳ có chung 1.200 km biên giới với Iraq và Syria. Nước này đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tị nạn của 1,5 triệu người từ cuộc chiến Syria. Họ đã triển khai xe tăng và xe bọc thép trên các ngọn đồi nhìn ra Kobani tuần này khi chiến đấu tăng cường. 
Trước đây Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tham gia chống lại IS vì có 49 con tin của nước này bị bắt giữ bởi nhóm khủng bố IS. Những con tin này đã được thả về hôm 20/9. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tiết lộ thông tin về cuộc đổi lấy con tin.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm