Cuộc chiến 'vé tàu tết' 1.000 vé/giây ở Trung Quốc

Trung Quốc tự bao đời nay đều đề cao một gia đình đoàn tụ vào dịp tết nguyên đán. Đó chính là nguyên nhân khiến dòng người đến 2,8 triệu hối hả bắt xe hoặc tàu lửa trở về quê nhà đón năm mới trong ngày 19-2 năm nay.

Lượng đăng kí phòng vé tại trung tâm ga tàu lúc nào cũng đạt con số cao ngất ngưởng. Khi đến nay số người nườm nượp đăng kí vé tàu không dứt thì trang mạng chuyên về mua vé tàu trực tuyến chính thức 12306.cn dường như là một cứu cánh bớt nhẹ gánh nặng cho trung tâm ga tàu trong cao điểm hiện nay.

 Một khách bộ hành xếp hàng vào cổng chính nhà ga Bắc Kinh ngày 13-2 (ảnh: AP)

Tuy nhiên, AFP cho hay cổng thông tin này cũng không đủ sức duy trì trạng thái bình thường được lâu. Nhiều tấm áp-phích đăng tải trên mạng xã hội cho biết việc đặt vé trên mạng này “còn khó vào hơn cả quần đảo” (tranh chấp giữa Trung-Nhật – NV) Điếu Ngư/Senkaku”.
Hơn 1.000 vé trong 1 giây
Cuộc chiến “tranh phần” vé bắt đầu khốc liệt khi ngày tết thật sự gần kề. Trong khi đó qui định tàu ga yêu cầu thời hạn của vé chỉ tốt đa trong vòng 60 ngày trước khi khởi hành.

Tất cả vé đều được bán hết chỉ vài phút sau khi nhân viên ga tàu vừa đăng tải số suất. Ước tính từ trang 12306.cn cho hay cứ mỗi giây họ bán được 1.032 tấm vé trực tuyến, trong khi cuộc chiến “giành vé” đến nay vẫn chưa ngả mũ. 

 Hành khách chiếm đầy trong toa tàu (ảnh: AFP)

Nhiều nguồn tin cho hay càng cận tết, một số gia đình hay cá nhân càng không bắt đúng số xe và số ngày họ mong muốn. Họ phải chấp nhận lấy những phần vé như vậy cho cơ hội được về quê mà không màng đến các suất có giờ giấc và chỗ ngồi “ngon lành” hơn. 
Trước đó việc trao trả vé khả dĩ hơn, ước tính trong cuối tháng 1, 7.000 lượt vé đã được trả lại mỗi ngày ở ga tàu Thượng Hải. 
Kỹ thuật số cho giàu nghèo
Hệ thống kỹ thuật cách biệt sẽ tùy vào “tiền túi” của khách mua cho từng loại vé. Có hai hệ thống vé đang hiện hành một khi cao điểm đến: thứ nhất là dành cho những người dùng có thể chi trả cho vé khẩn và hệ thống chuyên dụng cho người không biết chữ, chủ yếu là các đối tượng làm công nghèo.
Một người hành nghề giúp việc Gue Dengxiu cho biết cô rời quê để tìm việc trên thành phố. Tuy nhiên, do không biết nên sử dụng các công cụ trực tuyến, cô không đặt được vé về quê là tỉnh An Huy, cách 1.000 km về phía nam thủ đô.
“Con trai tôi mua cho tôi vé đứng. Nếu tôi không tìm loại vé khác, tôi sẽ phải chịu đựng 15 giờ liền không chỗ ngồi hoặc phải ngồi trên chiếc ghế gấp". Người phụ nữ gốc An Huy nói với AFP. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm