Công bố hình ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ

Trả lời phỏng vấn của tờ BangkokPost, chuyên gia về vật lý thiên văn Paul McNamara thuộc Cơ quan Vũ trụ Châu âu cho biết “Suốt nhiều năm, chúng tôi đã thu thập được những bằng chứng thông phương pháp quan sát không trực tiếp”.

Một bức ảnh phác hoạ sự kiện một hành tinh bị hố đen xé toạc tại thiên hà F01004-2237, cách Trái Đất 1,7 tỉ năm ánh sáng.

Cụ thể, ông McNamara giải thích “Những tia X-ray, sóng vô tuyến, ánh sáng - chúng đều chỉ hướng vào một vật thể rất bó hẹp. Sóng hấp dẫn cũng đã xác nhận rằng chúng thật sự là những lỗ đen, mặc cho chúng ta chưa từng nhìn thấy chúng”.

Được biết, trong sự kiện công bố lần này, hình ảnh đầu tiên của một trong hai số đen, Sagittarius A* tại trung tâm Ngân Hà và một hố đen khác nằm tại thiên hà M87 cách Trái Đất hơn 53 triệu năm ánh sáng.

Ngoài ra, kích cỡ của cả hai hố đen này đều khổng lồ. Hố đen Sagittarius A* được ước tính có diện tích gần 24 triệu km2, trong khi hố đen ở thiên hà M87 được cho là lớn gấp 6 tỉ lần Mặt trời. Tuy nhiên, do khoảng cách quá xa giữa chúng và Trái Đất, việc đo đạc và nghiên cứu vẫn gặp nhiều khó khăn và mãi cho đến hiện tại mới thu được kết quả mặc cho kích cỡ khổng lồ của chúng.

Đề cập đến dự án EHT, ông Michael Bremer, nhà thiên văn học tại Viện Millimetric Radio Astronomy đặt tại thành phố Grenoble, Pháp cho biết “ Thay vì xây dựng một kính thiên văn khổng lồ, chúng tôi kết hợp nhiều đài thiên văn với nhau như thể chúng là những mảnh vỡ của một chiếc gương khổng lồ”.

Cụ thể, vào bốn ngày khác nhau trong tháng 4-2017, tám đài thiên văn đặt tại bang Hawaii và bang Arizona thuộc Mỹ, Tây Ban Nha, Mexico, Chile và Nam Cực đã đồng loạt xoay kính vào hố đen Sagittarius A*. Kết hợp lại, những đài thiên văn này tạo thành một chiếc kính thiên văn dài hơn 12.000 km. Tất cả các dữ liệu thu thập sẽ do các siêu máy tính của Viện Công nghệ  MIT của Mỹ và Viện Công nghệ Bonn của Đức tổng hợp và xử lý. Những chiếc máy này sẽ sử dụng thuật toán hình ảnh để lấp vào những phần bị thiếu và dựng lại bức hình toàn cảnh.

Bên cạnh sự phấn khích khi lần đầu tiên chứng kiến hố đen lộ diện, các nhà khoa học cũng đang rất nóng lòng muốn biết liệu rằng thuyết tương đối rộng của nhà khoa học Albert Einstein có bị lung lay sau khám phá lần này khi thuyết này chưa bao giờ được kiểm chứng bằng hố đen lớn như vậy.

Vào năm 2015, một thí nghiệm đã cho thấy tín hiệu gợn sóng trong sự cong lại của không-thời gian khi hai hố đen tiến hành hợp nhất.

“Thuyết tương đối rộng của Einstein nói rằng điều này chắc chắn sẽ xảy ra” - Ông McNamara nói. “Nhưng có thể những hố đen lớn hơn gấp triệu lần sẽ khác - Chúng ta vẫn chưa biết được”.

Bangkok Post

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm