Có một nàng 'Mona Lisa' thứ hai?

Nhưng một số sử gia nghệ thuật lại tin đây là một phiên bản ra đời trước và chưa hoàn thành của chính danh họa Leonardo da Vinci.

Đài CNN cho hay với mái tóc đen dài buông thả và nụ cười mỉm huyền bí, bức tranh được gọi là Isleworth Mona Lisa này giống một cách đáng kinh ngạc với bức tranh cùng tên nổi tiếng đang trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp.

Bức tranh Mona Lisa đang trưng bày tại Bảo tàng Louvre (trái) và bức tranh Isleworth Mona Lisa. Ảnh: AFP

Từng được biết tới như là "nàng Mona Lisa có trước", bức vẽ Isleworth Mona Lisa đã bị "bỏ quên" năm thập niên trong hầm chứa của một ngân hàng Thụy Sĩ.

Cuộc tranh luận về việc liệu Isleworth Mona Lisa có phải là tranh chép hay là bản phác thảo của chính danh họa Leonardo da Vinci vẫn diễn ra sôi nổi nhiều thập niên qua. Đến nay, một tranh cãi mới lại xuất hiện: cuộc chiến pháp lý liên quan tới việc ai là chủ sở hữu bức tranh Isleworth Mona Lisa.

Năm 2008, bức tranh được một hiệp hội mua lại. Kể từ đó trở đi, tác phẩm này được trưng bày tại một số triển lãm, đáng kể nhất là tại Singapore năm 2014 và tại Thượng Hải năm 2016.

Tới tháng 6 năm nay, lần đầu tiên bức tranh được trưng bày công khai tại châu Âu trong thế kỷ 21 tại Palazzo Bastogi, Florence (Ý). Điều bất ngờ là khi đợt trưng bày kết thúc, một người giấu tên đã khởi kiện đòi 1/4 quyền sở hữu đối với bức tranh này.

Theo lời của luật sư đại diện cho bên khởi kiện, ông Giovanni Battista Protti, thân chủ của ông là một "gia đình danh giá tại châu Âu". Ông luật sư nói có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh người chủ trước đây của bức tranh đã đồng ý bán 25% giá trị tác phẩm mà sau đó thân chủ của ông được thừa kế.

Vì lo bức tranh sẽ bị đưa trở lại lưu trữ tại Thụy Sĩ, ông Protti yêu cầu tòa án ở Florence tạm giữ tại Ý trong khi điều tra về quyền sở hữu bức tranh. Yêu cầu của luật sư sẽ được tòa mở phiên tranh tụng vào thứ Hai tuần tới (9-9).

Các chủ nhân khác (hay những chủ nhân sở hữu phần lớn bức tranh theo quan điểm của ông Protti) cũng đang giấu tên.

Tuy nhiên, tổ chức Mona Lisa Foundation tại Zurich (Thụy Sĩ), một tổ chức được lập ra để nghiên cứu về lịch sử bức tranh, cho rằng những lập luận của gia đình nguyên đơn là "không căn cứ". Tổ chức này khẳng định sẽ tham gia phiên nghe trình bày của tòa đầu tuần tới.

Nàng Mona Lisa ‘sống lại’ nhờ công nghệ AI
Nàng Mona Lisa ‘sống lại’ nhờ công nghệ AI
(PLO)- Mới đây hãng Samsung đã trình làng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cho "nàng" Mona Lisa cử động như người thật, điều này khiến cho nguy cơ video giả tràn lan trên mạng trở nên gần hơn bao giờ hết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm