Xung đột tại Myanmar đang đe dọa an ninh Trung Quốc?

Vào năm 2009, khi quân đội chính phủ phát động cuộc tấn công chống lại Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Kokang, những phiến quân ly khai gốc Hoa ở bang Shan, khoảng 30.000 người tị nạn đã trốn sang tỉnh Vân Nam ở miền Tây Nam Trung Quốc.

Theo trang mạng Want China Times (Đài Loan), tuy lập trường ngoại giao của Trung Quốc là không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước khác, chính phủ và người dân Trung Hoa đã có những hộ trợ về mặt tinh thần cho lực lượng phiến quân.

Những phiến quân ly khai gốc Hoa thuộc lực lượng Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Kokang (Ảnh: China.org.cn)

3 ngày sau cuộc xung đột từ 27 đến 29-8, chính phủ Myanmar và Đặc khu Kokang đã đạt được một thỏa thuận đình chiến. Theo các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn, lãnh đạo “diều hâu” Pheung Kya-shin của đặc khu Kokang đã được thay thế bởi lãnh đạo Bai Xuo-qian ôn hòa hơn.
Bên cạnh đó, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Kokang đã được tái tổ chức thành Lực lượng bảo vệ biên giới số 1006 của chính phủ sau khi đặc khu trở thành một khu tự trị.

Tuy nhiên, nhờ sự trung thành của các quan chức và lính quân đội, Pheung Kya-shin đã có thể xây dựng lại Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Kokang vào cuối năm 2014. Ngay sau đó, đầu năm 2015, ông ta bắt đầu phát động cuộc tấn công mới chống lại lực lượng chính phủ.

 Cuộc chiến tại bang Kachin đã làm hơn 100.000 người phải di dời nơi ở (Nguồn: Al-Jazeera) 

Do lực lượng của Pheung Kya-shin đang nhận được sự hậu thuẫn từ Quân đội độc lập Kachin, chính phủ Trung Quốc lo ngại lập lại kịch bản năm 2009, khi người dân Trung Quốc bị lôi kéo vào cuộc chiến. Cho dù người Kachin không phải là người Hán, họ vẫn thuộc về cùng nhóm dân tộc với người Jingpo sống ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung quốc.

Ngay cả khi lực lượng chính phủ không tấn công quân đội người Hán của Pheung Kya-shin, lực lượng phản kháng Kachin vẫn có thể nhận được sự đồng cảm từ người dân Trung Hoa.

Hơn nữa, Trung Quốc là một trong những thị trường chính bán cây tếch, ngọc bích và đá quí của các vùng đồi ở Kachin.

Myanmar là nguồn cung đá quáy chủ yếu của miền Nam Trung Quốc (Nguồn: Want Chna Times)

Hồi năm 2009, quân đội Myanmar đã dội pháo dữ dội lên vùng biên giới giáp tỉnh Vân Nam để đấu với phiến quân. Trung Quốc lo ngại rằng quá khứ sẽ tái diễn. Pharkant, một vùng sát biên giới Trung Quốc, là một trong những căn cứ chính của quân đội Kachin chống chính phủ.
Nếu như quân đội Myanmar mở cuộc tấn công vào Pharkant, sẽ có khả năng rất cao rằng cuộc chiến sẽ lan rộng vào tỉnh Vân Nam và chính phủ Trung Quốc phải có phương án dự phòng đối với dòng người tị nạn.
Cuối cùng, Trung Quốc cũng lo ngại về sự an toàn của các thợ rừng và thương gia Trung Quốc tại Myanmar, những người có thể bị kéo vào cuộc chiến giữa chính phủ Myanmar và Quân đội độc lập Kachin.
Những báo cáo trước đó cho thấy có thể có tới 2000 công dân Trung Quốc bị mắc kẹt tại vùng chiến sự. Theo một báo cáo, hàng trăm thợ rừng Trung Quốc đã bị bắt cóc bởi một phe của Quân đội Độc lập Kachin. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ nghi vấn này vào ngày 21-1.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm