Trung-Mỹ tại biển Đông: Từ đối đầu đến chiến tranh lạnh

Cuộc chạy đua Trung – Mỹ
RT đưa tin, phương tiện tác chiến mang tên gọi WU-14, là cuộc thử nghiệm tên lửa thứ tư của Trung Quốc kéo dài trong vòng 18 tháng.
Dòng vũ khí này cực kỳ tiên tiến, có thể du hành với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh và khiến cho người Mỹ phải lo ngại.
Chính phủ Mỹ gọi cuộc thử nghiệm này là một "cuộc diễn tập cực đại" trong bối cảnh Biển Đông đang gặp căng thẳng, tờ The South China Morning Post cho hay.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng bác bỏ bất cứ lời tuyên bố nào cho rằng cuộc diễn tập nhằm mục đích gây bất ổn cho nền an ninh.

xung dot My Trung kho tranh khoi
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trước báo giới: "Đợt thí nghiệm này chỉ diễn ra trên lãnh thổ của chúng tôi, và không nhằm vào bất cứ quốc gia hay các mục tiêu cụ thể nào".
Tình trạng căng thẳng giữa hai cường quốc quân sự của thế giới gia tăng có nguyên nhân bắt nguồn từ một cụm đảo nhỏ ở Biển Đông.
Mỹ cũng như Trung Quốc đã và đang phô diễn sức mạnh quân sự của họ.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter trước đó đã cảnh báo Mỹ sẽ không né tránh đối đầu với Bắc Kinh trong việc nước này mở rộng chủ quyền lãnh thổ.
Vấn đề này cũng đặt Úc vào thế khó xử do nước này đang phân vân về việc nên tăng cường mối quan hệ với ai.
Biển Đông: Bãi chiến trường
Giới dư luận xem những hòn đảo nổi nhân tạo trên Biển Đông là "điểm nóng" của cuộc xung đột Trung Mỹ.
Người Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật nạo vét để tạo ra hòn đảo từ những rạn san hô ngầm - và nước này tuyên bố có đầy đủ chủ quyền để làm điều này, mặc dù một số trong số những hòn đảo trên lại nằm cách xa đại lục Trung Quốc đến 1400 km.
Tình trạng quân sự hóa của những hòn đảo này rất có thể dẫn đến xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ do các con tàu của hai nước đều lưu thông qua khu vực.

Điều đó sẽ kéo Úc vào mớ hỗn độn của quan hệ mâu thuẫn- Úc cần Trung Quốc vì thương mại, nhưng Hoa Kỳ lại là một trong những đồng minh quốc phòng thân cận nhất của nước này.

Liệu có xảy ra xung đột vũ trang Trung - Mỹ?

Mỗi lần hòn đảo nổi xuất hiện, Trung Quốc lại có thể tự do mở rộng chủ quyền tại vùng biển xung quanh và đây chính là mấu chốt vấn đề đối với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã khai hoang khoảng 1.500 hecta đất. Động thái này mang lại cho Trung Quốc độ dài lãnh hải thêm 12 hải lý và đồng thời tạo ra các đặc khu kinh tế mới để khai thác dầu mỏ, khí đốt và cá biển với diện tích 200 dặm.
Phó trưởng khoa nghiên cứu toàn cầu tại Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne, giáo sư Joseph Siracussa, đã nói rằng hai quốc gia Mỹ Trung đang "hậm hực muốn xâu xé nhau".
Mặc dù các mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu có chặt chẽ như thế nào, ông cho biết yếu tố này sẽ không thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh sắp xảy ra.
Giáo sư kiêm chuyên gia về an ninh con người và ngoại giao quốc tế Siracussa khẳng định: “Cho đến lúc đó, kinh tế sẽ không còn có ý nghĩa to tát nữa”.
"Một khi anh quân sự hóa một vấn đề nào đó, anh sẽ không nhận được một giải pháp ngoại giao từ chúng.”
Nhiệm vụ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là suy nghĩ về cuộc chiến tiếp theo này và làm thế nào để dập tắt tình trạng đó.
Ông kết luận: "Ngòi nổ đã có ở đó, chỉ cần kích hoạt là mọi chuyện sẽ bắt đầu".
Trong hội nghị "Tái đánh giá về thứ tự hạt nhân toàn cầu" vào tháng Giêng vừa qua, Giáo sư Siracussa cho biết cuộc thảo luận giữa các nước về cuộc chiến "không thể tránh khỏi" giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra khá cởi mở trên bàn họp.
Ông kể lại: "Họ đang thảo luận về chiến tranh không thể tránh khỏi với Trung Quốc. Điều này sẽ xảy ra và có liên quan mật thiết đến quyền lực. Lầu Năm góc đang có mâu thuẫn với Trung Quốc. Vậy là Biển Đông đã trở thành một điểm nóng cho cuộc chiến tranh”.
Giáo sư tuyên bố Trung Quốc cũng đã có một kế hoạch quân sự lớn tại khu vực này, trong đó bao gồm cải tạo đất và ngăn chặn quân đội Mỹ.
Ông cho biết thêm: "Người Trung Quốc cần tài nguyên để kích thích chính sách “phép lạ tăng trưởng Trung Quốc. Họ coi đó như là một phần trong bản tuyên ngôn vận mệnh quốc gia của mình. Những tài nguyên này chính là trung tâm sức mạnh của Trung Quốc”.
Giáo sư Siracussa dự đoán: “Vậy ai sẽ là người bắn phát súng đầu tiên? Đó chính là Mỹ, trong trường hợp mọi thứ vượt quá khỏi tầm kiểm soát”.
"Tôi muốn nói rằng cuộc chiến tranh với Trung Quốc có thể sẽ diễn ra trong vòng 10 năm tới", ông nói.
Một lời tuyên bố được đưa ra trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ông Carter đã gặp Phó Chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc là ông Phạm Trường Long tại Lầu Năm Góc vào tuần trước.
"Bộ trưởng Carter nhấn mạnh cam kết phát triển mối quan hệ quân sự Mỹ-Trung Quốc bền vững và thực chất dựa trên mong muốn chung hướng tới làm sâu sắc thêm hợp tác mang tính cụ thể và thiết thực trong các lĩnh vực mà 2 nước quan tâm," Bản tuyên bố khẳng định.
Hai nước này cũng đã trao đổi về các quan điểm ở Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc "ngừng việc khai hoang đất vĩnh viễn, ngừng tình trạng quân sự hóa và theo đuổi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế".
Tư duy Chiến tranh Lạnh
Giáo sư Siracussa nói rằng cả thế giới đã từng theo dõi vấn đề này và kết quả là các nước khác rất có thể sẽ tích trữ vũ khí để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiếp theo.
Một báo cáo mới về các kho dự trữ hạt nhân của các quốc gia đang ủng hộ cho giả thuyết đó.

Bản báo cáo giải trừ quân bị hàng năm của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đã tiết lộ một sự thật: các nước sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục nâng cấp các kho dự trữ hạt nhân của mình mặc cho quốc tế đang có xu hướng giải trừ quân bị.

Bản báo cáo trên muốn ám chỉ đến "Chương trình hiện đại hóa dài hạn" mở rộng của hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới là Mỹ và Nga – vốn có kho vũ khí chiếm tới 90 phần trăm lượng khí tài của toàn cầu.
Nhà nghiên cứu học viện Shannon Kile tuyên bố: "Mặc dù mong muốn mới nói chung của thế giới là hướng tới ưu tiên giải trừ vũ khí hạt nhân, các chương trình hiện đại hóa đang tiến hành tại các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã cho thấy rằng không ai trong số họ sẽ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình trong tương lai gần".
Ba quốc gia được công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân hợp pháp là Trung Quốc (260 đầu đạn hạt nhân), Pháp (300 đầu đạn hạt nhân) và Anh (215 đầu đạn hạt nhân) theo quy định Hiệp ước hạt nhân không phổ biến năm 1968, hiện đang "phát triển, triển khai các hệ thống vũ khí hạt nhân thế hệ mới hoặc đã đưa ra thông báo về những ý định này".
Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong số năm cường quốc hạt nhân toàn cầu có lượng gia tăng quy mô kho vũ khí khá "khiêm tốn".
Trong khi đó, các quốc gia hạt nhân còn lại - Ấn Độ (90-100 đầu đạn hạt nhân), Pakistan (100-120 đầu đạn hạt nhân) và Israel (80 đầu đạn hạt nhân) – đều có kho dự trữ nhỏ hơn. Ấn Độ và Pakistan đang tiếp tục gia tăng kho vũ khí của họ, trong khi Israel đã tiến tới thử nghiệm các dòng tên lửa đạn đạo tầm xa.
Triều Tiên được cho là đang phát triển kho vũ khí của mình lên đến sáu hoặc tám đầu đạn hạt nhân, nhưng theo học viện đánh giá cho biết thì "tiến bộ kỹ thuật" của nước này rất khó đánh giá.
Thông tin minh bạch về các kho dự trữ hạt nhân giữa các quốc gia có sự khác biệt rõ ràng: Hoa Kỳ đứng hàng đầu về tính minh bạch trong các bản báo cáo hạt nhân, trong khi Anh và Pháp lại có mức độ hạn chế hơn.
Nước Nga lại không hề thông báo chính thức các số liệu hạt nhân của nước này, trừ trường hợp trong quan hệ song phương với Mỹ.
Ở châu Á, Trung Quốc tiết lộ rất ít về kho vũ khí của mình. Trong khí đó các đối thủ hạt nhân của nước này là Ấn Độ và Pakistan chỉ công bố thông tin ngay sau khi đã thông báo về vụ thử tên lửa.
Năm cường quốc hạt nhân và các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp cùng với Đức hiện đang đàm phán với Cộng hòa Hồi giáo Iran để thuyết phục họ chấp nhận ngưng việc phát triển vũ khí hạt nhân. Đổi lại, lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này sẽ được dỡ bỏ.
Giữa năm 2010 và 2015, số lượng đầu đạn hạt nhân trên thế giới đã giảm từ 22.600 đến 15.850, theo báo cáo cho biết. Trong số các nước, Mỹ và Nga đi đầu trong việc cắt giảm với số lượng đáng kể.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm