Thượng đỉnh Mỹ-Triều mang lại gì cho Triều Tiên và khu vực?

Cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên đang diễn ra tại Hà Nội.

Đài CGTN (Trung Quốc) đưa bài viết của nhà nghiên cứu Li Nan tại Viện Nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định về tác động sau đó của cuộc gặp thượng đỉnh này với tình hình Triều Tiên và khu vực.

Có thể nói đối thoại Mỹ-Triều từng bế tắc trước khi được nối lại từ sự kiện thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12-6-2018 ở Singapore. Nếu thượng đỉnh lần một ở Singapore đưa ra một sự thống nhất nguyên tắc cho hai nước sẽ cùng hợp tác hành động, thì thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội có thể sẽ đưa ra một lộ trình cụ thể cho vấn đề giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) gặp nhau tối qua 27-2. Ảnh: GETTY IMAGES

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) gặp nhau tối qua 27-2. Ảnh: GETTY IMAGES

Theo ông Li Nan, với các cuộc thương lượng hiện tại giữa hai bên, khả năng Triều Tiên sẽ một lần nữa tái xác nhận thiện chí giải trừ hạt nhân và cam kết phá bỏ các cơ sở sản xuất uranium, plutonium cũng như các điểm phóng tên lửa. Có thể Triều Tiên cũng sẽ chấp nhận cho các tổ chức quốc tế vào thẩm tra quá trình giải trừ hạt nhân.

Về phần mình, Mỹ vốn đã xác định tiến trình giải trừ hạt nhân khả năng sẽ kéo dài hơn tính toán, như lời ông Trump vừa nói với các nhà báo cách đây mấy ngày là ông “không vội”, dấu hiệu cho thấy có thể ông sẽ còn gặp ông Kim nhiều lần nữa. Với ông Trump lúc này, chuyện Triều Tiên ngưng thử hạt nhân, tên lửa đã có thể xem là thành công.

Từ bối cảnh này có thể thấy Mỹ tới đây sẽ có một số nhượng bộ tương ứng với các bước đi từ bỏ hạt nhân của Triều Tiên. Các chương trình nhượng bộ này có thể sẽ gồm lập các văn phòng liên lạc Mỹ-Triều, ngưng hoặc giảm các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, khôi phục cứu trợ nhân đạo với Triều Tiên, giảm nhẹ một số trừng phạt với Triều Tiên…

Tổng thống Donald Trump cùng phái đoàn Mỹ (phải) và lãnh đạo Kim Jong-un cùng phái đoàn Triều Tiên (trái) trong bữa ăn tối qua 27-2. Ảnh: CNN

Tổng thống Donald Trump cùng phái đoàn Mỹ (phải) và lãnh đạo Kim Jong-un cùng phái đoàn Triều Tiên (trái) trong bữa ăn tối qua 27-2. Ảnh: CNN

Dĩ nhiên đây là một danh sách lý tưởng và chuyện đạt được nó không hề dễ dàng. Và thậm chí nếu có được thông qua tại thượng đỉnh lần này thì chuyện thực hiện cũng không đơn giản khi sự mất lòng tin giữa hai bên vẫn còn quá lớn.

Trong nội bộ chính phủ Mỹ, nhiều quan chức vẩn không tin Triều Tiên cuối cùng sẽ chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân. Thậm chí báo cáo gần đây của các cơ quan tình báo Mỹ nói Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi các hoạt động hạt nhân. Thêm nữa, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cương quyết sẽ không dỡ bỏ trừng phạt đến chừng nào Triều Tiên có các bước đi giải trừ hạt nhân có thể thẩm tra được.

Còn tại Triều Tiên, truyền thông nước này vẫn chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Có thể nói sự nghi ngờ giữa hai bên vẫn chưa hề giảm.

Salon tóc Tuấn Dương tại Hà Nội đề xuất cắt tóc miễn phí cho những ai muốn tạo kiểu giống kiểu tóc Tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: VCG

Salon tóc Tuấn Dương tại Hà Nội đề xuất cắt tóc miễn phí cho những ai muốn tạo kiểu giống kiểu tóc Tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: VCG

Dù thế, nhà nghiên cứu Li Nan vẫn cho rằng dù thượng đỉnh tại Hà Nội có đi đến kết quả nào thì quan hệ song phương giữa Triều Tiên và Mỹ vẫn được cải thiện, chưa kể cuộc gặp này sẽ tác động rất lớn đến bán đảo Triều Tiên và khu vực.

Thứ nhất, thượng đỉnh lần này có thể tạo ra một sắc thái mới cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ cùng bước vào một vòng tương tác tích cực mới. Chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang rất nóng lòng thực hiện một loạt dự án hợp tác kinh tế liên Triều, bắt đầu với việc tái khởi động khu phức hợp công nghiệp chung Kaesong và khu du lịch núi Kim Cương.

Với ông Moon, thượng đỉnh ở Hà Nội rất quan trọng với kế hoạch thúc đẩy quan hệ Bắc-Nam của ông. Căng thẳng kéo dài ở bán đảo Triều Tiên sẽ được giảm đáng kể, và phát triển kinh tế sẽ trở thành chủ đề chính.

Thứ hai, với các thành công ngoại giao đạt được, Triều Tiên sẽ gặt hái nhiều thuận lợi lớn trong phát triển quan hệ với các nước láng giềng và cả các nước lớn. Từ thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore cho tới thượng đỉnh thứ hai ở Việt Nam, quan hệ giữa Triều Tiên và các nước Đông Nam Á cũng sẽ được khôi phục và phát triển. Các quan hệ ngoại giao được khôi phục hoàn toàn không nghi ngờ gì sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của Triều Tiên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm