Tại sao Triều Tiên nhất quyết không tin Mỹ?

Không nhắm đến thay đổi thể chế, không khiến Triều Tiên sụp đổ, không theo đuổi hợp nhất bán đảo Triều Tiên, không tìm cớ đưa quân Mỹ vào bán đảo Triều Tiên. Tín hiệu này được Trung Quốc (TQ) đánh giá là “tích cực”.

Nhưng không lâu sau, Triều Tiên tiếp tục đanh thép tuyên bố sẵn sàng dùng bom hạt nhân, cảnh cáo Mỹ lầm to nếu nghĩ mình an toàn. Tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận đáp trả sẵn sàng nhấn chìm Triều Tiên trong “hỏa lực và thịnh nộ” nếu tiếp tục bị đe dọa. Chỉ vài tiếng sau, Triều Tiên khẳng định sẽ nã tên lửa vào khu vực quanh đảo Guam của Mỹ. Tại sao Mỹ không thể trấn an hay thuyết phục được Triều Tiên? Tại sao Triều Tiên không thể tin tưởng Mỹ để từ bỏ hạt nhân?

Dù cộng đồng thế giới có kêu gọi hay trừng phạt thế nào, Triều Tiên trước sau vẫn luôn kiên quyết phải có vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình. Bình Nhưỡng muốn duy trì một chính sách đối ngoại độc lập, không dựa vào cường quốc. Bình Nhưỡng cũng hiểu rõ các nước lớn như Nga và TQ sẽ khó lòng hủy hoại quan hệ với Mỹ để đứng về phía Triều Tiên nếu có xung đột vũ trang. Vì thế, Triều Tiên chỉ còn có thể dựa vào chính mình.

Theo nhà nghiên cứu cấp cao Doug Bandow tại Viện Cato (Mỹ), từng là trợ lý đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan, Bình Nhưỡng không thể “đọc vị” được thông điệp của Washington. Triều Tiên dù có cố gắng tin ông Tillerson đi nữa thì cũng không thể tin được ông Trump, đặc biệt khi ông thường phát biểu mâu thuẫn và trước sau bất nhất.

Triều Tiên cũng không ngây thơ tin rằng Mỹ sẽ không trở mặt nếu mình buông bỏ hạt nhân. Hai năm trước khi nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011, hai nghị sĩ Mỹ John McCain và Lindsey Graham còn ngồi ăn tối với ông ở Tripoli, hứa hỗ trợ tài chính nếu hợp tác chống al-Qaeda. Hai nhân vật này sau đó ủng hộ Mỹ giúp phe đối lập tại Libya, theoNational Interest.

Theo ông Bandow, muốn thuyết phục được Bình Nhưỡng, Washington cần nói đi đôi với làm, ngừng ngay các đe dọa quân sự với Triều Tiên như cảnh báo “tấn công phủ đầu”, “mọi phương án đều được cân nhắc”, ngừng thị uy bằng máy bay ném bom, tàu chiến, tập trận… Tuy nhiên, Washington cũng đang trong thế tiến thoái lưỡng nan. Quyết định xuống nước với Triều Tiên cũng có thể bị hiểu nhầm là tín hiệu bỏ rơi đồng minh tại khu vực chiến lược Đông Bắc Á.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.