Nhật nổi giận vì Pháp bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc

Công ty quốc phòng hải quân DCNS có trụ sở tại Pháp đã bán ít nhất 11 bộ thiết bị để giúp trực thăng hạ cánh trên tàu trong điều điện thời tiết xấu, gây ra sự phản đối từ phía Nhật Bản hồi tháng 2.

Nhật nổi giận vì Pháp bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc ảnh 1

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga.

“Chúng tôi đã bày tỏ lo ngại”, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo hôm nay. Trong khi đó, một quan chức bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết thêm rằng công hàm phản đối đã được gửi qua đại sứ quán Nhật tại Paris sau khi DCNS công bố thương vụ trên.

Một bài báo trước đó của hãng tin Asashin Shimbun cho hay vụ phản đối diễn ra sau khi Nhật Bản phát hiện ra rằng hợp đồng mua bán giữa DCNS và Trung Quốc bao gồm việc cung cấp thiết bị hạ cánh trực thăng cho 2 trong số các tàu tuần tra biển mà Bắc Kinh thường điều tới vùng biển quanh quần đảo tranh chấp.

Thiết bị hạ cánh trực thăng của DCNS là một tấm thép lớn, có nhiều lỗ, cho phép các trực thăng hoặc máy bay không người lái có móc dễ dàng hạ cánh hoặc cất cánh trên tàu mà không cần thiết bị trợ giúp, dù là trong điều kiện sóng to và thời tiết xấu.
Nhật Bản lo ngại rằng thiết bị đó có thể hỗ trợ công nghệ hạ cánh trực thăng chưa phát triển của Trung Quốc và gây ra mối đe dọa đối với quyền kiểm soát quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Phương Tây đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc từ năm 1989 sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tại Bắc Kinh năm 1989.

Đáp lại sự phản đối của Nhật Bản, Paris đã thông báo với Tokyo rằng vụ mua bán trên nằm ngoài lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của EU cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, một quan chức bộ ngoại giao Nhật Bản tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bày tỏ những lo ngại của Nhật Bản với Pháp trong các sự kiện ngoại giao trong tương lai”.

Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Toky và Bắc Kinh đã gia tăng vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Trung Quốc đã phản ứng giận dữ sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa một phần quần đảo hồi năm ngoái.

Kể từ đó, Bắc Kinh đã liên tục điều tàu và máy bay tới quần đảo, và máy bay của hai bên đã “gầm ghè” nhau, mặc dù không xảy ra vụ xô xát nào.

Theo An Bình (Dân trí)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm