TRĂM NĂM TÀU SÂN BAY TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG:

Kỳ 5:Tàu sân bay của thế kỷ 21

Kỳ 5:Tàu sân bay của thế kỷ 21 ảnh 1
Tàu Thi Lang của Trung Quốc...

Kỳ 5:Tàu sân bay của thế kỷ 21 ảnh 2

... và tàu USS George Washington (đang tập trận với các tàu chiến của Nhật Bản) Ảnh tư liệu
Này là ao nhà của ta!Một ngày sau khi chiếc Thi Lang chính thức được hạ thủy, một bài bình luận trên trang quốc phòng Trung Quốc, web jz.chinamil.com.cn, Guo Jianyue của nhật báo Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đã không kiềm chế được lòng mình: “Đóng tàu sân bay để làm gì nếu chúng ta không có đủ dũng cảm và quyết tâm sử dụng nó để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ? Việc sử dụng tàu sân bay hay bất cứ loại tàu chiến nào để giải quyết tranh chấp là hợp lý. Đóng tàu sân bay là để bảo vệ quyền lợi hàng hải và các lợi ích khác của Trung Quốc một cách hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ tự tin và quyết tâm hơn trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ sau khi có được tàu sân bay”.  Khẩu khí của Guo Jianyue thật là “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” khi khẳng định Thi Lang là để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, kể cả lãnh thổ tự “vẽ”, tự phong, tự cấp là đường “lưỡi bò”. Ngay vào lúc mà dư luận quốc tế đang yêu cầu Trung Quốc giải thích “tàu sân bay để làm gì?” thì tiến sĩ Jassim Taqui của “Pakistan Observer”, môt đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã trả lời thay trong một bài phụ họa mang tựa đề “Tàu sân bay để bảo vệ biển Nam Hải” (tức biển Đông) kể lể rằng: “Đây là bước đầu tiên hướng đến chương trình tham vọng đóng một hải đội tàu sân bay. Trung Quốc đang trong vị thế mạnh mẽ để làm chủ trọn vẹn lãnh hải của mình. Bắc Kinh đang mạnh mẽ nổi lên để bảo vệ lợi ích đã được khẳng định của mình và ngăn chặn các lực lượng hải quân nước ngoài nào định kiểm soát Nam Hải vốn dồi dào dầu khí...”. “Thi Lang hỡi, Thi Lang”Thế nhưng, nếu ngắm kỹ chiếc Thi Lang sẽ thấy chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2011 này sao “già” cả, thậm chí là quá đát! Cái boong tàu chếch mũi lên như thể là dấu “căn cước” của thế hệ tàu sân bay được đóng từ sau chiến tranh Triều Tiên. Thật vậy, trong chiến tranh Triều Tiên, do bắt đầu sử dụng máy bay phản lực trên các tàu sân bay, một loạt sự cố đã xuất hiện. Cho đến trước đó, máy bay chong chóng khi hạ cánh, cái móc ở đuôi máy bay sẽ bắt dính các sợi cáp thắng giăng trên boong tàu, nhờ đó mà thắng đứng cái cụp. Thế nhưng, với máy bay phản lực, do tốc độ nhanh hơn máy bay chong chóng nên cái móc ở đuôi máy bay phản lực thường không bắt dính, hậu quả là máy bay cứ rơi tõm xuống biển! Để sửa sai phải thiết kế lại boong tàu, sao cho cái mũi chếch lên để lỡ khi máy bay không thắng kịp thì phi công cứ thế mà rú ga vọt lại lên trời. Chiếc USS Forrestal hạ thủy ngày 11-12-1954 là tàu sân bay Mỹ đầu tiên có cái mũi chếch như thế. Chiếc Thi Lang, nguyên là chiếc Varyag, cũng có cái “mũi két ngược”đó! Trong khi các thế hệ tàu sân bay sau này, như chiếc USS George Washington, do đã giải quyết xong bài toán tốc độ hạ cánh và dây cáp thắng máy bay nên boong tàu chỉ hơi nghiêng tí thôi (so sánh hai ảnh). Thật ra chiếc Varyag khi được thiết kế bởi Hãng Nevskoye Planning and Design Bureau là để sử dụng như một tàu sân bay hộ tống chứ không phải một tàu sân bay tấn công với máy bay theo tàu là năm chiếc Su-33 mua lại của Hãng Rosoboronexport của Nga với giá 2,5 tỉ USD (hợp đồng ngày 24-10-2006), song sau đó người Nga xét lại và ngưng bán máy bay do sợ rằng phía Trung Quốc sẽ giở trò “sao chép” các chiếc Su-33 này đem đi bán kiếm lời như từng làm với chiếc Su-27 (mà Trung Quốc đặt tên lại là J-11B)! Thành ra, nay chiếc Thi Lang được trang bị hoàn toàn máy bay J-15, một bản sao “không có bản quyền” của chiếc Su-33 mà Trung Quốc khoe là tương đương với F-18 hay Rafale của Pháp! Tàu sân bay của thiên hạTrên thế giới hiện có 23 chiếc tàu sân bay đang hoạt động. Brazil đang có chiếc NAe São Paul mua lại của Pháp năm 2000, vốn là chiếc FS Foch hạ thủy từ năm 1960. Pháp đang sử dụng chiếc Charles de Gaulle chạy bằng năng lượng hạt nhân, hạ thủy năm 2001. Ấn Độ có chiếc INS Viraat sẽ cho “giải ngũ” năm 2019. Ý có hai chiếc Giuseppe Garibaldi (hạ thủy năm 1985) và Cavour (mới hạ thủy năm 2008). Nga có chiếc Kuznetsov (“nhập ngũ” năm 1995). Tây Ban Nha có hai chiếc Principe de Asturias (1988) và Juan Carlos (2010). Thái Lan có chiếc HTMS Chakri Naruebet (11.400 tấn, chở máy bay trực thăng) từ năm 1997, nhỏ đến nỗi được gọi là “chiếc tàu du lịch” của hoàng gia. Anh có chiếc HMS Illustrious (22.000 tấn). Mỹ với 11 chiếc nên vẫn xưng hùng xưng bá. Nhật có hai chiếc tàu sân bay chở trực thăng lớp Hyuga và đang đóng chiếc thứ ba cũng thuộc lớp tàu chở trực thăng.Trừ Mỹ, Pháp, Anh là những nước sử dụng tàu sân bay tấn công, các nước khác hầu như sử dụng tàu sân bay hạng nhẹ với chức năng phòng thủ. Tàu sân bay Nhật lớp Hyuga mà tướng La Viện đề cập đến là tàu sân bay hạng nhẹ phòng thủ, tương tự các chiếc Giuseppe Garibaldi của Ý hay Principe de Asturias của Tây Ban Nha. Vũ khí của các chiếc tàu sân bay Nhật gồm trực thăng chống tàu ngầm SH-60K và tên lửa phòng không Sparrow. Thành ra khi tướng La Viện so bì “Nhật có ba chiếc tàu sân bay, Trung Quốc cũng cần có thêm ba chiếc nữa”, là một so sánh số lượng thay vì so sánh tính năng. Cả ba tàu sân bay Nhật này bất quá chỉ là những “tiền đồn” phòng thủ từ xa chống tàu ngầm (vốn lúc nhúc dưới biển Nhật Bản) và phòng không chống nguy cơ bị tấn công bằng máy bay, tàu sân bay phòng thủ chỉ tự vệ giống như aikido hoặc judo thủ thân thì được chứ đâu đánh đấm gì được ai! Khác với chiếc Thi Lang với 26 chiếc J-11 (tức Su-27 sao chép) hiện nguyên hình là một tàu sân bay tấn công. Theo DANH ĐỨC (TTO) _____________ Hạm trưởng tàu sân bay USS George Washington đã nói gì với PV về tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc?Kỳ cuối: Thi Lang nằm ở đâu trong thế kỷ này?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm