Đồng đôla tham nhũng ở Trung Quốc

Theo CCTV, một tách cà phê sữa 354 ml ở Trung Quốc giá 27 nhân dân tệ (93.000 đồng VN) trong khi ở Chicago giá chỉ 19,98 nhân dân tệ, ở Mumbai 14,6 nhân dân tệ và ở London 24,25 nhân dân tệ.

Sau đó, Chi nhánh Starbucks Trung Quốc đã giải thích giá cả dựa trên nhiều yếu tố như chi phí nhân công, trang thiết bị, tiền thuê mặt bằng, thuế, nguyên liệu và các yếu tố này không giống nhau ở mỗi nước. Starbucks ghi nhận Starbucks kinh doanh trực tiếp ở Trung Quốc trong khi ở các nước khác chỉ là cửa hàng nhượng quyền và Trung Quốc là thị trường mới phát triển nên rất cần đầu tư tốn kém.Trước khi đài truyền hình tố khổ Starbucks, các báo ở Trung Quốc như Nhật báo Thông Tin Kinh Tế, Thời Báo Hoàn Cầu đã đồng loạt nêu lên vấn đề này.

Đến ngày 22-10, CCTV tiếp tục chỉ trích các mặt hàng điện tử của Samsung Electronics (Hàn Quốc) là hàng dỏm, điện thoại di động Galaxy S và máy tính bảng Note Series có thể bị liệt do phần mềm trục trặc, đồng thời chỉ trích chính sách bảo hành của Samsung. Samsung là nhãn hàng điện thoại bán chạy nhất Trung Quốc.

Trước đây, Tập đoàn Apple (Mỹ) đã từng bị báo chí Trung Quốc đánh te tua về chế độ hậu mãi và bảo hành ở Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Apple có thái độ ngạo mạn với người tiêu dùng Trung Quốc. Rốt cuộc ông chủ hãng Tom Cook phải gửi thư xin lỗi.

Báo Le Figaro (Pháp) dẫn lời một doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc ghi nhận người dân Trung Quốc cảm thấy bất an với nhiều vụ tai tiếng tham nhũng nên chọn giải pháp chỉ trích các doanh nghiệp nước ngoài dễ hơn là đánh thẳng vào các doanh nghiệp độc quyền nhà nước Trung Quốc.

Thật ra không phải doanh nghiệp nước ngoài nào làm ăn ở Trung Quốc cũng có bàn tay sạch. Hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh đã bị tố cáo hối lộ cho các viên chức ngành y tế để được kê toa thuốc.

Giữa tháng 9, Alcon là chi nhánh của Tập đoàn Novartis (Thụy Sĩ) ở Trung Quốc chuyên về nhãn khoa đã bị điều tra vì lo lót cho các bác sĩ của hơn 200 bệnh viện Trung Quốc. Ban lãnh đạo Chi nhánh Dumex ở Trung Quốc đã bị thay vì Dumex bị tố hối lộ cho các bệnh viện để bán sữa. Ngoài ra, IBM (Mỹ) hay Daimler (Đức) tay cũng đã dính chàm ở Trung Quốc.

Báo Le Soir (Bỉ) ghi nhận ý kiến của các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang mở chiến dịch phản đối các công ty nước ngoài để thỏa mãn người tiêu dùng trong nước trước tình trạng tăng giá, tuy nhiên hiện tượng này cũng nuôi dưỡng nỗi lo ngại của các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc.

D.THẢO

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm