Chấm dứt kỷ nguyên cắt giảm hạt nhân?

Bản dự thảo Đánh giá vị thế hạt nhân (NPR) đã được đưa ra trong cuộc họp vào tháng 9 vừa qua giữa ông Trump và các cố vấn an ninh quốc gia, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. TờThe Guardian bình luận một khi chính phủ Mỹ xây dựng xong chính sách mới về vũ khí hạt nhân, đó sẽ là dấu chấm hết cho kỷ nguyên đẩy mạnh giải giáp vũ khí hạt nhân hậu Chiến tranh lạnh.

Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama từng đặt mục tiêu cắt giảm vũ khí hạt nhân của Mỹ và hướng đến xóa bỏ vũ khí hạt nhân toàn cầu. Năm 2010, Mỹ và Nga ký thỏa thuận New Start hạn chế mỗi bên chỉ được triển khai 1.550 đầu đạn và bom hạt nhân chiến thuật. Sau đó là thỏa thuận Iran giúp kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.

Thế nhưng những biến động liên tiếp trên thế giới thời gian qua, từ việc Bình Nhưỡng đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân, đến quan hệ Nga-Mỹ tuột dốc không phanh khiến vấn đề vũ khí hạt nhân ngày một nóng hơn trên chính trường Mỹ và quốc tế. Vào tháng 2, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Paul Selva thông báo Nga đã cho triển khai thêm một loại tên lửa hành trình mới vi phạm Hiệp ước Vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) ký năm 1987. Các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân gần đây của Triều Tiên cũng khiến uy tín của Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng với các đồng minh Thái Bình Dương.

Các tướng lĩnh có lập trường cứng rắn của Mỹ yêu cầu chính phủ phải thay đổi. Nhiều quan chức trong chính phủ Tổng thống Trump xem đây là các thất bại chính sách của ông Obama để lại. Ngày 26-10, cố vấn đặc biệt của ông Trump về vũ khí hủy diệt hàng loạt và chống phổ biến vũ khí hạt nhân Christopher Ford cho biết: “Cách tiếp cận truyền thống hậu Chiến tranh lạnh, vừa thể hiện thiện chí cắt giảm vũ khí vừa cố né tránh các bước đi làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ,đã hết thời và không còn hữu dụng nữa, đặc biệt trước các vấn đề an ninh mới. Đã đến lúc tìm kiếm những cách tiếp cận khác”.

Chuyên gia về vũ khí hạt nhân Adam Mount nhận định Mỹ sẽ mạnh tay thay đổi chính sách hạt nhân: “Khi một kế hoạch hành động mới ra đời cho phép các nhà chiến lược của Mỹ tìm kiếm những giải pháp mới, kho vũ khí sẽ được thay đổi và chúng ta sẽ quay trở lại con đường chạy đua vũ trang”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.