Ấn Độ muốn cân bằng quyền lực tại châu Á

Trong khi đó, GS Brahma Chellaney ở Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi (Ấn Độ) ghi nhận quan hệ Ấn-Trung vẫn tồn tại nhiều vấn đề không cân xứng. Trong bài viết trên báoHuffington Post (Mỹ), GS Brahma Chellaney nêu rõ:

-Xuất khẩu của TQ sang Ấn Độ cao gấp ba lần so với nhập khẩu của nước này từ Ấn Độ. TQ chỉ xem Ấn Độ là một bộ phận cung cấp nguyên liệu cho kinh tế TQ như châu Phi mà thôi.

- Ấn Độ cần phải cân bằng giữa kinh tế và các yêu cầu chiến lược, đồng thời kiềm chế hành động khiêu khích biên giới của TQ.

GS Brahma Chellaney ghi nhận cội nguồn căng thẳng biên giới Trung-Ấn là nỗ lực liên tục của TQ nhằm thay đổi nguyên trạng như TQ đã quấy rối Nhật, Philippines và Việt Nam. Thay vì xâm lấn để chiếm lãnh thổ, TQ chọn cách mưu mẹo hơn là tạo sự kiện mới tại dãy Himalaya và biển Đông. Bằng cách này, TQ thay đổi nguyên trạng mà không cần khơi mào xung đột.

Để đối phó với TQ, Ấn Độ đã tăng cường triển khai quân đội tại cao nguyên Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir và bang Arunachal Pradesh, đồng thời xây dựng đường sá và đường băng dọc dãy Himalaya để củng cố hậu cần. Ấn Độ cũng đã tăng cường các quân đoàn miền núi để phản công nhanh như quân đoàn 17 mới thành lập với hơn 90.000 quân. Ấn Độ còn triển khai tên lửa đạn đạo, máy bay gián điệp và máy bay Sukhoi-30MKI của Nga tại miền Đông.

Song song theo đó, Ấn Độ vẫn duy trì giải pháp ngoại giao. Thủ tướng Narendra Modi đang nỗ lực kết thân với TQ. Hồi tháng 6, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị đã đến Ấn Độ với tư cách đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình.Tóm lại, chiến lược gây áp lực liên tục tại biên giới của TQ sẽ thúc đẩy các nước như Ấn Độ, Nhật và Việt Nam tiến tới hợp tác chiến lược. Trong bối cảnh đó, ưu tiên của Thủ tướng Narendra Modi là bảo đảm cân bằng quyền lực ổn định tại châu Á.

DUY KHANG – TNL

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm