Chuyên gia: Sau điện đàm cấp cao, Mỹ-TQ vẫn không có tiếng nói chung về Đài Loan

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 10-9 dẫn lời các nhà quan sát ngoại giao nhận định cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thu hẹp được sự khác biệt về Đài Loan.

Sự khác biệt trong tuyên bố về Đài Loan

Trong khi cuộc gọi giữa hai nhà lãnh đạo là một nỗ lực để giảm căng thẳng, các tuyên bố của họ về Đài Loan đã có sự tương phản, theo SCMP.

Bắc Kinh cho biết ông Biden "cho thấy ông không có ý định thay đổi cam kết của Mỹ về việc tuân thủ chính sách một Trung Quốc", vốn ngăn cản Washington Đài Loan tuyên bố độc lập khỏi Đài Bắc. Trong khi đó, phía Washington khẳng định họ không đề cập Đài Loan hay chính sách một Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm cấp cao vào ngày 10-9. Ảnh: INFO

Trong một diễn biến khác, tờ Financial Times đưa tin chính quyền ông Biden đang "nghiêm túc xem xét" yêu cầu của các quan chức Đài Loan về việc đổi tên cơ quan đại diện của hòn đảo tự trị ở Washington từ "Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc" thành "Văn phòng đại diện Đài Loan".

Theo Financial Times, ông Kurt Campbell - cố vấn cấp cao của ông Biden về các vấn đề châu Á và các quan chức khác của Hội đồng An ninh Quốc gia ủng hộ sự thay đổi này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Vào tháng 5, ông Campbell nhận định mô hình quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ giờ đây sẽ là một cuộc cạnh tranh, vì thời kỳ hợp tác của hai bên đã kết thúc.

Tại cuộc họp giao ban thường kỳ ngày 10-9, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki từ chối bình luận về thông tin của Financial Times.

Trung Quốc muốn làm nản lòng Đài Loan

Theo ông Chong Ja Ian - PSG quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, việc Bắc Kinh đề cập chính sách một Trung Quốc khi được hỏi về bình luận của ông Biden có thể sẽ làm nản lòng những gì Bắc Kinh coi là "lực lượng ủng hộ độc lập".

"Tuy nhiên, tuyên bố này không thay đổi bất cứ điều gì về cơ bản, hai bên luôn bất đồng về Đài Loan", ông Chong nói và nói thêm rằng cả hai bên có thể lựa chọn không leo thang căng thẳng theo cách của mình.

"Tôi nghĩ rằng cả hai bên đều nhận thức được rủi ro của sự leo thang không kiểm soát được, nhưng họ đều không muốn nhượng bộ vào thời điểm này".

Người phát ngôn Cơ quan Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou cho biết hòn đảo tự trị đang theo sát các tương tác giữa Washington và Bắc Kinh.

"Mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ là gần gũi và thân thiện. Hai bên có các kênh liên lạc thông suốt" - bà nói.

Những căng thẳng mới xung quanh Đài Loan đã bùng phát trong những tuần gần đây khi 19 máy bay của quân đội Trung Quốc dân tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo vào ngày 5-9. Các cuộc xuất kích diễn ra ngay sau khi Mỹ thông qua gói bán vũ khí trị giá 750 triệu USD cho Đài Loan.

Nguy cơ xung đột ở Đài Loan trong vài tháng tới?

Ông Pang Zhongying, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Ocean Trung Quốc, cho biết khán giả trong nước là nhân tố chính đứng sau các tuyên bố của ông Biden.

"Ông Biden có thể phải chịu áp lực trong nước nếu ông ấy đề cập chính sách một Trung Quốc trong tuyên bố của mình” - ông theo ông Pang.

Ông Pang nói rằng mặc dù cuộc đối thoại giữa ông Tập và ông Biden nhằm giảm nguy cơ xung đột, một cuộc đối đầu về Đài Loan vẫn có thể bùng phát trong những tháng tới.

Ông cho biết chính quyền ông Biden có thể coi Đài Loan là nhân tố quan trọng trong quan hệ Trung - Mỹ và có những động thái tiếp theo để củng cố quan hệ với hòn đảo tự trị này.

Trong một thông cáo chung năm 1972, Mỹ cho biết họ thừa nhận rằng có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết vấn đề Đài Loan luôn là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung - Mỹ và nhấn mạnh nguyên tắc một Trung Quốc là nền tảng chính trị của quan hệ song phương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm