Chi tiêu quốc phòng tăng vì Trung Quốc

Ngày 12-12 (giờ địa phương), công ty tư vấn IHS Markit ở Anh đã công bố báo cáo thường niên về chi tiêu quốc phòng dựa trên kết quả phân tích 105 quốc gia chiếm 99% tổng chi phí quốc phòng thế giới.

Theo báo cáo, chi tiêu quốc phòng trong năm 2016 tổng cộng là 1.570 tỉ USD, tăng 1% so với năm trước. 10 quốc gia chi đậm nhất gồm:

Báo cáo của IHS Markit nêu lên một số điểm đáng lưu ý như sau:

- Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về chi phí quốc phòng với 622,035 tỉ USD trong năm 2016, chiếm 40% tổng chi phí quốc phòng thế giới. Từ biến cố ngày 11-9-2001 đến nay, Mỹ đã chi hơn 9.350 tỉ USD cho quốc phòng.

- Trung Quốc là cường quốc quân sự mới nổi ở châu Á giữ vị trí thứ hai với 191,752 tỉ USD. Dự kiến ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong 10 năm, từ 123 tỉ USD năm 2010 lên 233 tỉ USD năm 2020, tức cao hơn cả ngân sách quốc phòng EU (230,4 tỉ USD).

- Năm 2016, lần đầu tiên Ấn Độ thuộc nhóm năm nước chi quốc phòng nhiều nhất với 50,678 tỉ USD. Dự báo đến năm 2018, Ấn Độ sẽ vọt lên hạng ba.

Mỹ tiếp tục đứng đầu về chi tiêu quốc phòng năm 2016. Trong ảnh là tàu khu trục thế hệ mới lớp Zumwalt của Mỹ. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

- Lần đầu tiên Nga đã giảm chi tiêu quốc phòng (48,446 tỉ USD) tính từ cuối thập niên 1990. Dự kiến chi phí quốc phòng của Nga tiếp tục giảm trong năm 2017 và đến năm 2020 chỉ còn 41,4 tỉ USD.

- 28 nước EU chi tổng cộng 219 tỉ USD, nhỉnh hơn 1/3 chi phí quốc phòng của Mỹ. Trong EU, ba nước Anh, Pháp và Đức chi quốc phòng đậm nhất.

- Các nước vùng Baltic lo ngại Nga bành trướng nên tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, từ 930 triệu USD năm 2005 lên 1,45 tỉ USD năm 2016 và dự kiến sẽ đạt mức 2,1 tỉ USD năm 2020.

CNN ghi nhận gần đây chi tiêu quốc phòng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng vọt. Một trong những nguyên nhân là tình hình căng thẳng ở biển Đông do tham vọng quân sự của Trung Quốc.

Nhà phân tích Craig Caffrey ở tập đoàn tư vấn IHS Jane’s nhận định các nước trong khu vực tăng chi phí quốc phòng bởi lẽ Trung Quốc chuyển quan điểm truyền thống bảo vệ lãnh thổ sang củng cố quyền lực, ví dụ như bồi đắp xây đảo nhân tạo ở biển Đông.

Nhà phân tích Fenella McGerty đánh giá chung: “Chi tiêu quốc phòng tăng trưởng mạnh trong năm 2016 đã cho thấy mức chi tiêu quốc phòng trong thập niên này rồi sẽ tăng cao”.

 

Ngày 13-12, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thông báo đầu tuần tới ông sẽ hội ý với Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa và tùy viên quân sự Trung Quốc để làm rõ Trung Quốc muốn bán loại vũ khí nào cho Philippines và Philippines có cần loại đó không.

Hôm 11-12, Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng bán vũ khí cho Philippines với điều kiện thanh toán ưu đãi trong 25 năm. Trước đó ông đã hủy hợp đồng mua 27.000 khẩu súng từ Mỹ.

Đại sứ Triệu Giám Hoa cho biết nếu hai bên đạt được thỏa thuận, Trung Quốc sẽ cung cấp vũ khí hạng nhẹ để Philippines chống khủng bố và ma túy chứ không phải vũ khí hạng nặng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận Trung Quốc có thể cung cấp vũ khí hạng nhẹ và radar. Nếu Philippines muốn mua vũ khí của Trung Quốc, hai chính phủ cần ký kết thỏa thuận trước.

_______________________________________

150 máy bay tiêm kích và sáu tàu ngầm Scorpene mới được Ấn Độ đặt hàng mua nhằm hiện đại hóa quân đội.

_______________________________________

Tăng chi tiêu quốc phòng là nguyên nhân gián tiếp làm tăng căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ đó lại thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng nhanh hơn.

Nhà phân tích CRAIG CAFFREY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm