Chân dung y tá người Mỹ gốc Việt nhiễm virus Ebola

Tuy nhiên, trongkhi người ta tìm hiểu một cách cặn kẽ về sự gương mẫu và cẩn thận của Nina Phạm trong cả cuộc sống và công việc, các quan chức ngành y tế nước này đang phải “đau đầu” suy nghĩ lại về phương thức lây truyền bệnh và quy trình xử lý bệnh nhân Ebola của mình.

Nina Phạm được biết đến như một người bạn vui tính và một y tá xuất sắc, nhiệt huyết với nghề.

Nina Phạm lớn lên trong một gia đình người Việt tại Forth Worth, thành phố Texas (Mỹ). Gia đình của cô đến sống tại khu Bentley Village, Forth Worth vào giữa những năm 1990. Hàng xóm của họ, Jim Maness, mô tả gia đình cô sống khác trầm lặng và khá kín tiếng với mọi người.

Mặt khác, gia đình cô lại hoạt động rất tích cực tại một giáo hạt địa phương là Nhà thờ Our Lady of Fatima, chủ yếu gồm các tín đồ thiên chúa giáo người Mỹ gốc Việt trong vùng. Theo Christina Mykhanh Hoang, một thành viên khác của nhà thờ, gia đình cô giờ đây vẫn hàng ngày đến cầu nguyện cùng mọi người mong cho cô sớm bình phục.

Tuy nhiên, Nina Phạm lại được biết nhiều đến không phải với sự trầm lặng như gia đình cô, mà với tính tình hài hước và luôn luôn vui vẻ. Những người bạn thân của cô như Ashlee Mitchell và Jennifer Joshep kể lại, họ trở thành bạn thân rất dễ dàng. Cô ấy “có thể kết bạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ ai và cô ấy luôn khiến mọi người phải phì cười”.

Kent Brantly, một bác sĩ từng bị nhiễm Ebola tại Tây Phi, đã bình phục thành công và hiện đã truyền máu cho Nina Phạm với hy vọng giup cô đề kháng được virus 

Cô được bạn bè và người thân mô tả yêu thương động vật. Chú chó Bentley mà cô rất yêu quý hiện đã được chính quyền thành phố Dallas cách ly để theo dõi và săn sóc.

Khi tốt nghiệp trung học, cô không rời xa quê nhà của mình mà theo học ngành y tá tại Đại học Cộng đồng thành phố Texas, tốt nghiệp vào năm 2010. Hơn 2 tháng trước, cô còn vừa hoàn thành chương trình đào tạo y tá ứng phó với các trường hợp bệnh hiểm nghèo, trong đó có virus Ebola.

Theo các thông tin mà báo đài Mỹ khai thác từ người thân, đồng nghiệp và bạn bè của Nina Phạm, cô được biết đến như một y tá rất nhiệt huyết và tận tụy với nghề. Tờ New York Times (Mỹ) mô tả cô rất chỉnh chu, cẩn thận trong công việc và gần như chưa bao giờ mắc phải một sai sót nào khi được giao nhiệm vụ.

Theo bài phỏng vấn của CNN và Dallas Morning News với một người bạn của gia đình Nina Phạm, làm y tá với cô không đơn thuần chỉ là một nghề nghiệp, mà còn là niềm đam mê lớn.

Không những là một y tá giởi, cô gái người Mỹ gốc Việt này còn được bạn bè kể đến như một người hướng dẫn xuất sắc. Jennifer Joshep, y tá từng được giao cho Nina Phạm hướng dẫn và đào tạo tại bệnh viện Texas Health Presbyterian thành phố Dallas, kể lại:

“Nina là một trong những y tá tận tâm, chu đáo, hiệu quả nhất mà tôi từng biết. Tôi đã học được rất nhiều từ cô ấy về quy trình, các cách thức vệ sinh và kiểm soát bệnh lây nhiễm. Tôi tin rằng các bác sĩ sẽ giúp cô qua khỏi căn bệnh nguy hiểm này”.

Nina Phạm được nghi là đã nhiễm virus Ebola từ bệnh nhân Thomas Eric Duncan.

Trong một email của mình gửi báo đài đại phương, Jennifer ngợi ca nhiệt huyết và tính chuyên nghiệp của Nina Phạm khi cô chấp nhận điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola để rồi phải mắc bệnh: “Chúng ta đều có những người anh hùng sẵn sàng chấp nhận hy sinh khi chẳng ai dám gánh vác. Và tôi biết rằng, nếu như cho cô ấy lựa chọn lại, Nina sẽ vẫn nhận trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân đó”.

Hiện nay, cô y tá 26 tuổi người Mỹ gốc Việt đã được các bác sĩ cho truyền máu của bác sĩ Kent Brantly, một người từng bị nhiễm Ebola khi công tác tại Tây Phi nhưng đã bình phục thành công. Cô là bệnh nhân thứ 3 được tiến hành truyền máu của Brantley, với hy vọng rằng các kháng thể của ông sẽ giúp cơ thể cô chống chọi lại được căn bệnh hiểm nghèo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm