Các ẩn số trong chính sách châu Á của ông Joe Biden

Trong lúc Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tiếp tục xây dựng đội ngũ chính sách đối ngoại của mình, chúng ta có thể thấy những lựa chọn và tuyên bố ban đầu của ông đưa ra có nhiều hứa hẹn. Ông Tony Blinken, ông Jake Sullivan và bà Katherine Tai sẽ đưa những kinh nghiệm điều hành chính phủ và hoạch định chính sách của mình vào các vị trí tương ứng được đề cử là ngoại trưởng, cố vấn an ninh quốc gia và đại diện thương mại. 

Theo tạp chí Forbes ngày 15-12, nếu theo dõi các tuyên bố của họ cùng các bài phát biểu về chính sách của ông Biden, có thể nhận thấy có ba khía cạnh trong chính sách châu Á của ông Biden khả năng sẽ được cải thiện tích cực hơn so với trong chính quyền Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, tuy nhiên vẫn còn hai vấn đề mà ông Biden chưa thể hiện rõ.

Ba khía cạnh được cải thiện

Một, cải thiện trong giọng điệu: Ông Biden không tin vào việc công khai chỉ trích các quốc gia (hoặc cá nhân) khác, đây là một điểm đáng tiếc của chính quyền sắp mãn nhiệm. 

Trong vấn đề chính sách, truyền đạt thông tin không phải là mục đích, mà là phương tiện để đạt được điều đó. Mục tiêu của truyền đạt thông tin là giúp hình thành sự đồng thuận để đưa ra quyết định và việc sử dụng nó để hạ thấp người khác khiến sự đồng thuận khó có thể đạt được. Nguyên tắc này dường như đã bị lãnh đạo Mỹ lảng tránh trong những năm gần đây.

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: MARK MAKELA / GETTY

Hai, ci thiện quy trình: Ông Biden xuất thân từ ngành ngoại giao đa phương có truyền thống lâu đời của Mỹ, kinh nghiệm và năng lực của ông được hun đúc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và được củng cố qua thời Chiến tranh Lạnh. 

Mỹ có khả năng thúc đẩy lợi ích của mình tốt nhất bằng cách phối hợp trong một liên minh thông qua các cấu trúc đã được thiết lập. Vì vậy, có thể mong đợi một sự nâng cấp đáng kể trong cam kết đa phương giữa Mỹ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), cùng các hội nghị bộ trưởng, nhóm công tác và hội nghị thượng đỉnh. 

Ông Biden đã xây dựng vai trò thượng nghị sĩ và phó tổng thống dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật lãnh đạo đất nước, khả năng kết nối với các đối tác, hành động cho và nhận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, để tìm ra điểm chung và tạo ra sự đồng thuận đó. 

Ông Blinken, ông Sullivan và bà Tai cũng có nền tảng vững chắc trong cách tiệp cận này. Vì vậy, có thể chờ đợi một sự cải thiện lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. 

Ba, nhn mnh vào châu ÁSức nặng ngày càng tăng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong các vấn đề kinh tế và chính trị càng được nâng tầm trong bối cảnh Washington quan ngại trước vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực. Cả hai xu hướng đều kêu gọi sự can dự nhiều hơn của Mỹ. 

Công bằng mà nói, ông Trump cũng đã thực hiện một số động thái theo hướng này qua việc củng cố nhóm Bộ tứ - cơ chế tham vấn của Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc, nhưng hãy chờ đợi ông Biden đưa cơ chế này lên cấp độ tiếp theo.

Hai n số hiện nay

Một, thương mại: Mặc dù có những tiến triển đáng khích lệ, song vấn đề thương mại vẫn là một ẩn số. Ông Trump vốn nổi tiếng là người phản đối thương mại tự do và đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo một nghĩa nào đó, ông Biden là "tác giả" của TPP bởi hiệp định này có nguồn gốc từ chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên, ông Biden vẫn chưa thể hiện rõ chủ trương của mình trong chính sách thương mại với châu Á. Không rõ liệu chính quyền ông Biden có theo đuổi bất kỳ thỏa thuận thương mại nào hay không, nhưng có một tín hiệu rõ ràng rằng với việc bổ nhiệm bà Katherine Tai, ông sẽ có một người dẫn đầu nỗ lực này. 

“Thương mại sẽ trở thành trụ cột then chốt của chúng ta để phục hồi nguyên khí và thực hiện tốt hơn chính sách đối ngoại của Mỹ - chính sách ngoại giao đối với tầng lớp trung lưu” - ông Biden nói khi đề cử bà Tai.

Hai, sẽ có một phép thử bất ngờ: Chúng ta có thể dự đoán một hoặc nhiều phép thử bất ngờ xảy ra. Bất chấp những cải thiện đã nêu ở trên về giọng điệu, quy trình và sự nhấn mạnh về châu Á, các vấn đề địa chính trị cốt lõi vẫn tồn tại. 

Những vấn đề này và hành vi của các quốc gia khác sẽ đặt ra các phép thử cho ông Biden. Sự trỗi dậy của một Trung Quốc quyết liệt ở Biển Đông và các vấn đề Đài Loan sẽ không thay đổi ngay cả khi Mỹ đưa ra một giọng điệu mới. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự liên tục hơn là sự thay đổi trong chính sách giữa ông Biden và ông Trump.

Theo quan điểm của Mỹ, thế giới chỉ có một vài cường quốc thù địch hoặc những phần tử cơ hội, nhưng ông Biden sẽ phải đối mặt ít nhất một trong số họ trong vòng bốn năm tới. Ở châu Á, phép thử đó có thể đến từ Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm