Biển Đông “nổi sóng” tại Đối thoại Shangri-La 2015

Biển Đông “nổi sóng” tại Đối thoại Shangri-La 2015 ảnh 1
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La (Ảnh: CNA)

1. An ninh châu Á đối mặt với những thách thức nghiêm trọng.

Tối 29/5, Đối thoại Sangri - La 2015- Diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu khu vực đã khai mạc tại Singapore

Tham dự Đối thoại năm nay cósự tham dự của khoảng 30 đoàn Bộ Quốc phòng các nước. Đoàn Trung Quốc lần đầu tiên có một Đô đốc Hải quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa dẫn đầu tham dự. Trong khi đó, đoàn Mỹ cũng hùng hậu không kém khi có mặt cả Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter lẫn Chủ tịch Ủy ban Quân vụ của Thượng viện John McCain.

Đối thoại Shangri-La bao gồm nhiều phiên thảo luận đề cập đến những chủ đề chính như thách thức an ninh châu Á - Thái Bình Dương, những hình thức hợp tác an ninh mới ở châu Á, phòng ngừa xung đột leo thang, phòng tránh chạy đua vũ trang ở châu Á cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các khu vực.

Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 này thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khu vực và quốc tế bởi bầu không khí trước thềm cuộc đối thoại lần này đã vô cùng nóng sau khi Trung Quốc hôm 26/5 công bố Sách trắng Quốc phòngvới những lời lẽ chỉ trích nặng nề “một số quốc gia bên ngoài đang cấp tập lợi dụng quấy rối chuyện Biển Đông” và “một số nhỏ khác duy trì hành động do thám chống lại Trung Quốc”. Trung Quốc cũng vừa khởi công xâu dựng hai ngọn hải đăngtại Đá Gạc Ma và Đá Châu Viên chiếm của Việt Namtrong quần đảo Trường Sa.

Trong bài phát biểu khai mạc, với tư cách là khách mời đặc biệt, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã trình bày rõ quan điểm của Singapore về vấn đề Biển Đông.

Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, tất cả các nước châu Á đều thua thiệt nếu an ninh và ổn định khu vực bị đe dọa bởi các tuyến đường giao thông hàng hải và hàng không chính đều qua Biển Đông.

Thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi Trung Quốc và ASEAN cần sớm hoàn tất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Ông cũng cho rằng các bên liên quan cần đề cao và tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp hiện nay.

2. Trung Quốc vấp phải sự chỉ trích nặng nề tại Đối thoại Shangri-La

Đúng như dự đoán, những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là hoạt động cải tạo đảo quy mô lớn đã vấp phải sự chỉ trích của rất nhiều nước tham dự Đối thoại Shangri - Lalần này.

Trong bài phát biểu hôm 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng,hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông là đi lệch với các quy tắc quốc tế và việc biến các bãi đá chìm thành sân bay sẽ không giúp Trung Quốc mở rộng lãnh thổ chủ quyền của họ.

Ông Carter cũng cho rằng:“Biến một bãi đá ngầm thành một sân bay đơn giản là không thể đem lại quyền chủ quyền hay cho phép hạn chế quyền của người khác đi lại trên vùng biển quốc tế và không phận quốc tế”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình và khẳng định Mỹ sẽ thực hiện quyền tự do đi lại hàng hải và hàng không theo luật pháp quốc tế. Ông Carter cũng kêu gọi Trung Quốc "ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn" các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng MỹAshton Cartercảnh báo thế giới rằng việc Bắc Kinh xây đảo ở Biển Đông đang phá hoại an ninh châu Á - Thái Bình Dương.

Trong khi đó,Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatanicũng cảnh báo, các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông có nguy cơ đẩy khu vực vào hỗn loạn, đồng thời hối thúc Trung Quốc hành xử có trách nhiệm.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật BảnNakatani cũng đề xuất “Sáng kiến Đối thoại Shangri-La” gồm 3 giải pháp nhằm tăng cường an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực, trong đó có việc các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giám sa2t 24/24 giờ không phân khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh và New Zealandđã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước một loạt hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đồng thời kêu gọi tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua đối thoại.

Đáp lại những quan ngại và chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn lớn tiếng bao biện về hành vi cải tạo đảo tại Biển Đông. Đô đốc Trung Quốc Tôn Kiến Quốc ngang nhiên cho rằng, việc làm của Trung Quốc là “hoàn toàn hợp pháp”. Không những vậy, ông Tôn còn lớn tiếng bác bỏ những chỉ trích của phía Mỹ về những hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông và lên tiếng bao biện rằng việc cải tạo đảo là nhằm “cung cấp các dịch vụ dân sự cho cộng đồng quốc tế”.

Cũng theo ông Tôn: “Tình hình trên Biển Đông nhìn chung là hòa bình và ổn định, và chưa có vụ nào xảy ra liên quan đến tự do hàng hải”???.

Biển Đông “nổi sóng” tại Đối thoại Shangri-La 2015 ảnh 2
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP)

3. Quan hệ Nga - phương Tây đứng trước những căng thẳng mới

Các quan chức Liên minh châu Âu ngày 29/5 cho biết, chính phủ Nga đang có một danh sách các nhân vật chính trị châu Âu không được phép vào lãnh thổ nước này nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu, song không được công khai.
Theo Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, tổng cộng có 89 nhận vật bị cấm vào lãnh thỏ Nga, trong đó có nhiều đại sứ của các nước thành viên Liên minh châu Âu. Ba nghị sĩ Hà Lan cũng có mặt trong danh sách.
Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu Vladimir Tchijov đã xác nhận sự tồn tại của bản danh sách, song cho biết, đây không phải là các nhà lãnh đạohay quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu.

Phản ứng trước thông tin này, ngày 30/5, Ngoạitrưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã lên tiếng chỉ trích Nga và cho rằng: "Nga không nên công bố danh sách cấm đi lại này. Vào thời điểm hiện này, tất cả chúng ta đều đang muốn giảm xung đột tại trung Âu, động thái này của Nga sẽ không có lợi cho mục tiêu này”.

Danh sách cấm nhập cảnh vào Nga bao gồm 89 chính trị gia và lãnh đạo quân đội, tình báo các nước EU gồm Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Latvia, Litva, Estonia, Đan Mạch, Phần Lan, Séc, Romania, Bulgaria và Tây Ban Nha.

Theo nhiều nguồn tin, danh sách này có một số nhân vật tầm cỡ như cựu Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Malcolm Rifkind, cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt, thậm chí là một số quan chức đương nhiệm như Thứ trưởng Bộ Tư pháp Ba Lan Robert Kupiecki.

Biển Đông “nổi sóng” tại Đối thoại Shangri-La 2015 ảnh 3

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ hôm 11/4 ở Panama. (Ảnh:AFP)

4. Loại Cuba khỏi danh sách bảo trợ khủng bố, quan hệ Mỹ - Cuba thêm một bước tiến mới

Ngày 29/5, chính phủ Mỹ đã quyết định đưa Cuba ra khỏi danh sách những nước hỗ trợ khủng bố.Đây là một động thái mang tính quyết định nhằm mở đường cho việc mở lại đại sứ quán tại mỗi nước sau nửa thế kỷ căng thẳng, một triển vọng gần như là “không tưởng” chỉ cách đây 6 tháng.

Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính phủ nước này đã ra quyết định cuối cùng nhằm bãi bỏ việc liệt Cuba vào danh sách đen những nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố và chính thức có hiệu lực ngay từ ngày 29/5.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng thông báo cho quốc hội rằng, ông dự định đưa Cuba ra khỏi danh sách này, cho phép các nhà làm luật của nước này 45 ngày để kháng nghị và thời hạn này đã hết vào ngày 29/5.

Như vậy, việc đưa Cuba ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố của Mỹ đồng nghĩa với việc hai bên đã loại bỏ được một trở ngại lớn trên con đường khôi phục hoàn toàn mối quan hệ ngoại giao sau hơn 5 thập kỷ thù địch.

Bên cạnh đó, sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ cũng sẽ "bật đèn xanh" cho việc hai nước mở lại các đại sứ quán và nhiều khả năng quyết định này sẽ được công bố vào ngay tuần tới.

Biển Đông “nổi sóng” tại Đối thoại Shangri-La 2015 ảnh 4

Nắng nóng kỷ lục gây ảo giác trên đường phố Án Độ (ảnh: Hindustan Times)

5. Nắng nóng kỷ lục khiến hàng nghìn người chết tại Ấn Độ

Theo số liệu mới nhất được công bố ngày 30/5, số người thiệt mạng vì đợt nắng nóng tại Ấn Độ đã vượt qua con số 2.000 người.

Bang Andhra Pradesh vẫn là địa phương có số người thiệt mạng do nắng nóng cao nhất tại Ấn Độ. Riêng ngày 29/5, Andhra Pradesh đã ghi nhận thêm 146 trường hợp tử vong do nắng nóng, nâng tổng số ca tử vong lên 1.636 trường hợp.

Giới chức địa phương cho hay vào cuối tuần, nhiệt độ có dấu hiệu giảm chút ít so với những ngày trước. Nhiệt độ trong ngày 30/5 ở mức 45 độ C, tuy nhiên, cái nóng oi bức cùng nhiệt độ cao sẽ tiếp tục chi phối thời tiết tại nhiều bang tại Ấn Độ trong tuần tới.

Riêng tại thành phố Nagpur, bang Maharashtra, nhiệt độ vẫn duy trì ở mức cao nhất trong ngày 29/5, với trên 47 độ C.

Đây là năm thứ hai trong lịch sử, Ấn Độ phải chứng kiến nhiều người thiệt mạng do nắng nóng oi bức. Đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất tại quốc gia Nam Á này xảy ra vào năm 1998 khi có tới 2.548 người thiệt mạng.

Những người nghèo là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi nắng nóng tại Ấn Độ vì họ không có điều kiện mua máy điều hòa và hay phải làm việc ngoài trời.

6. Khủng hoảng di cư tại Đông Nam Á - Vấn đề đau đầu của nhiều quốc gia

Hội đồng Bảo an LHQ vừa có phiên họp kín về cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến người di cư Rohingya từ Myanmar và Bangladesh vượt biển tới Malaysia và Indonesia.

​Theo báo cáo của Cao ủy LHQ về quyền con người trình bày tại phiên họp, trong quý I năm nay, có tới 25.000 người đã chạy khỏi Myanmar và Bangladesh, trong đó có ít nhất 1.000 người đã chết trên biển. Nhiều người khác đã bị tội phạm ngược đãi và bị cướp bóc.

Trước thực trạng này, ngày 29/5, các quan chức từ nhiều nước châu Á và các tổ chức quốc tế đã tham dự Hội nghị di dân Đông Nam Á tại Bangkok, Thái Lan nhằm tìm cách giải quyết vấn đề người di cư tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh hàng nghìn người Hồi giáo Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar và những người dân nghèo Bangladesh lênh đênh trên những con thuyền đông đúc với hy vọng tìm được việc làm tại vùng đất mới.

17 quốc gia Đông Nam Á tham dự hội nghịđều nhất trí sẽ tiếp tục cam kết tìm kiếm, hỗ trợ nhân đạo cho những người di cư đang lênh đênh trên biển và hàng nghìn người đã được đưa vào bờ từ hôm 1/5.

Trong một diễn biến mới nhất, ngày 30/5, các quan chức quốc phòng Indonesia và Malaysia kêu gọi quốc tế giúp đỡ để đối phó với dòng người Rohingya, Myanmar, Bangladesh muốn nhập cư vào 2 quốc gia Đông Nam Á này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm