Bị tín đồ quá khích kéo áo, Giáo hoàng Francis nổi giận

Tín đồ quá khích này thậm chí còn kéo tay Giáo hoàng xuống làm vị Giáo hoàng suýt đè lên một người đàn ông trẻ đang ngồi xe lăn. Nhờ sự giúp đỡ của một nhân viên an ninh, Giáo hoàng lấy lại sự cân bằng. Nhưng khuôn mặt hiền hòa thường ngày của ông trở nên giận dữ và khi không giữ được bình tĩnh, Giáo hoàng đã hét vào mặt tín đồ đó giữa đám đông: “Đừng ích kỷ! Đừng ích kỷ!”.

Ngay sau đó, một thông báo được phát trên loa của sân vận động yêu cầu các tín đồ hành xử cẩn thận hơn. Giáo hoàng được biết đến là một người có tương tác cởi mở với các tín đồ. Điều này thể hiện ở việc ông chọn chiếc xe diễu hành hở mui thay vì chiếc xe chống đạn truyền thống.
Hôm nay (18-2), Đức Giáo hoàng sẽ viếng thăm TP “khét tiếng” Juarez ở Mexico. Juarez từng được gọi là "thủ đô giết người của thế giới", đối diện với với TP El Paso, Texas (Mỹ) qua sông Rio Grande.
Đức Giáo hoàng đã lên tiếng phản đối các biên giới quốc tế bất khả xâm phạm, gọi chúng là "di tích của loại trừ" và thậm chí là một "hình thức tự đóng cửa đất nước". Ông cũng đã kêu gọi Mỹ và Mexico bảo vệ người di cư Trung Mỹ (đặc biệt là trẻ em) tìm cách thoát khỏi nghèo đói và bạo lực.

Bị tín đồ quá khích kéo áo, Giáo hoàng Francis nổi giận ảnh 1
 Giây phút Giáo hoàng nổi giận và quở trách người tín đồ quá khích.

Thời điểm nhiều người Công giáo đang háo hức chờ đợi nhất là khi Đức Giáo hoàng tiếp cận biên giới Mỹ-Mexico ở Juarez. Trợ lý của Giáo hoàng nói bảo vệ an ninh và hậu cần khu vực hàng rào sẽ giảm thiểu khả năng Đức Giáo hoàng băng qua biên giới để xác lập quan điểm chính trị
Tại Mỹ, một nhóm “khách quan trọng của Giáo hoàng” bao gồm những người nhập cư không có giấy tờ xin tị nạn, đang chờ đợi phước lành của Đức Giáo hoàng. "Đây là những người Đức Giáo hoàng đã đến gặp và cầu nguyện cho" - Đức Giám mục Mark Seitz tại giáo phận El Paso, người tổ chức sự kiện, cho biết.
Giáo hoàng được mong chờ sẽ cầu nguyện ở hàng rào biên giới và đặt hoa tưởng niệm cho hơn 6.000 người di cư được tìm thấy chết tại biên giới của Mỹ từ năm 1998-2013. 
"Sẽ không ai ở khu vực biên giới bỏ qua sự kiện đặc biệt này"  -Joe Boland, Phó Chủ tịch cơ quan đại diện của Công giáo mở rộng, một tổ chức từ thiện có lịch sử lâu dài trong khu vực, cho biết. 
Sau ngày 18-2, Đức Giáo hoàng sẽ cử hành một thánh lễ lớn không xa biên giới, nơi người di cư và nạn nhân của ma túy sẽ nằm trong số 200.000 người lãnh nhận hồng ân rước lễ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm