Bắn chết phóng viên trên truyền hình, hung thủ ám ảnh phân biệt chủng tộc

Hai phóng viên bị bắn chết khi đang phỏng vấn
Vào sáng 26-08 (giờ Mỹ), nữ phóng viên Alison Parker, 24 tuổi, và người quay phim Adam Ward, 27 tuổi, đã bị bắn chết ở cự ly gần trong khi tiến hành một cuộc phỏng vấn trực tiếp cho đài truyền WDBJ, một chi nhánh CBS ở Roanoke, Virginia cách Washington khoảng 385 km về phía Tây Nam.
Lúc đó, Parker đang phỏng vấn khách mời Vicki Gardner, người đứng đầu của Phòng Thương mại Smith Lake Mountain, trên ban công bờ hồ Bridgewater Resort tại thị trấn Moneta, gần Roanoke thì vụ tấn công xảy ra.

Hai người đang nói chuyện về vấn đề phát triển du lịch để thực hiện bản tin sáng cho đài WDBJ thì tay súng tiếp cận từ phía sau. Có vẻ cả hai phóng viên đều không phát hiện.

 Nữ phóng viên Alison Parker và người quay phim Adam Ward

Tiếng nổ súng cũng như tiếng la hét đã được nghe thấy, khi máy quay của Ward rơi lên sàn nhà, tạo ra một cái nhìn mờ và cho thấy thoáng qua hình ảnh kẻ sát nhân đang mặc quần áo tối màu. Đài WDBJ sau đó cho cắt phần tin đang trực tiếp.

Căn cứ trên đoạn phim từ máy quay, có vẻ như Ward bị bắn trước vì còn thấy hình ảnh Parker hốt hoảng cố bỏ chạy. Dường như kẻ xả súng đã tiếp cận nạn nhân từ phía sau.
Tổng giám đốc đài truyền hình WDBJ Jeffrey Marks cho biết, 8 phát súng vang lên ngay khi Parker bắt đầu cuộc phỏng vấn. Những người xung quanh la hét, còn hai phóng viên gục xuống.

Nghi phạm bị bắt và đã tự sát

Các nhà chức trách cho biết, nghi phạm là Vester Lee Flanagan, (được biết đến là Bryce Williams), 41 tuổi.

 Cảnh sát truy đuổi và bắt giữ đối tượng thực hiện vụ xả súng (Ảnh: CNN)

Sau khi vụ nổ súng tấn công diễn ra, cảnh sát đã săn lùng nghi phạm. Cảnh sát bang Virginia phát hiện nghi phạm điều khiển ôtô tiến về hướng đông bang Virginia lúc 11h30 hôm 26/8 trên đường cao tốc liên bang số 66. Ngay lập tức, cảnh sát đuổi theo và yêu cầu y dừng xe.

 Hiện trường nơi bắt giữ đối tượng gây án (Ảnh: Reuters)

Nghi phạm đã phớt lờ yêu cầu và tiếp tục tăng tốc. Vài phút sau, ôtô của y đâm vào lề đường. Lực lượng cảnh sát tiếp cận xe và phát hiện Flanagan bị thương bởi một phát đạn. Họ đưa y tới một bệnh viện gần đó để chữa trị. Sau đó y đã tự sát.

Cựu đồng nghiệp ám ảnh “phân biệt chủng tộc”

Nghi phạm Flanagan từng là nhân viên của đài truyền hình WDBJ trong gần một năm và tỏ ra bất mãn với công việc. 

 Nghi phạm bắn chết 2 phóng viên Mỹ (ảnh: Fox News)

Theo các nhà điều tra, Flanagan là người da màu. Một cựu nhân viên giấu tên của đài WDBJ cho biết đài truyền hình sa thải Flanagan vào tháng 2/2013 do cãi nhau với đồng nghiệp.

Theo Telegraph, Flanagan là một người Mỹ gốc Phi từng gửi những thước phim về cảnh nguy hiểm của các tín đồ da đen tại một nhà thờ ở Nam Carolina hồi tháng 6. Flanagan tự mô tả: "Tôi như một thùng thuốc súng và chỉ chờ để phát nổ”.

 Nghi phạm bắn chết 2 phóng viên Mỹ từng là đồng nghiệp tại kênh truyền hình WDBJ7 và là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc (ảnh: Fox News)

Flanagan cũng liên tục chỉ trích việc bắt nạt và phân biệt chủng tộc đối với người da màu đồng tính. Sau khi gây án hôm 26/8, Flanagan trốn và giải thích lý do đoạt mạng hai đồng nghiệp cũ trên mạng xã hội Twitter, theo Daily Mail. 

Flanagan nói rằng Parker từng buông lời bình luận mang tính phân biệt chủng tộc. Y từng kiện cô tại Ủy ban Cơ hội việc làm bình đẳng nhưng WDBJ không sa thải cô. Về Ward, hung thủ kể rằng sau khi làm việc với người quay phim một lần, người đàn ông 27 tuổi đã phàn nàn về y với nhân sự. 

Chính phủ Mỹ "lao đao"

Vụ nổ súng, diễn ra không xa hiện trường vụ giết người ở Đại học Kỹ thuật Virginia hồi tháng 04-2007 đã gây ra một cuộc tranh cãi về vấn đề kiểm soát súng ở Mỹ.

 Nữ phóng viên Parker đang phỏng vấn khách mời Vicki Gardner trên ban công bờ hồ Bridgewater Resort

Obama, người đã nói chuyện một cách cởi mở về sự thất vọng của ông khi không có tiến triển nào đối với luật kiểm soát súng sau vụ tấn công trên.

Ngay cả khi đối mặt với hàng loạt vụ nổ súng, các nhà lập pháp Mỹ đã do dự để ban hành những hạn chế gắt gao về việc dùng súng, một phần vì họ không muốn chọc giận cử tri, những người quyết liệt bảo vệ quyền để mang vũ khí.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ bà Hillary Clinton nói rằng bà "rất đau khổ và tức giận."
"Có quá nhiều súng trong tay của những người không nên có súng," Thống đốc bang Virginia Terry McAuliffe nói với đài phát thanh WTOP của Washington.
Tổng thư ký của nhóm giám sát truyền thông Phóng viên Không Biên giới (RSF), Christophe Deloire, gọi vụ giết người là một "thảm kịch chưa từng có, thậm chí trong một đất nước, nơi hàng ngàn người bị giết mỗi năm bởi vũ khí".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm