Ba kịch bản dẫn tới xung đột Mỹ - Trung trên biển Đông

Ông khẳng định mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không chính thức (ADIZ) trên vùng Biển Đông, song nước này rõ ràng là đã áp đặt “vùng cấm địa” trong khu vực.

Vị học giả nhấn mạnh: "Chính quyền Obama dường như đã quyết định thách thức lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc hiện đang tiến tới gần cuộc xung đột vũ trang hơn bất cứ lúc nào trong 20 năm qua."

Lực lượng quân đội Trung Quốc trong lần nghênh đón đại sứ Hoa Kỳ.

Theo ông Michael Auslin, kịch bản thứ nhất sẽ trông giống như một “biến cố”. Hải quân Mỹ đang xem xét điều động các tàu chiến đi vào khu vực các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý ở Biển Đông. Động thái này có thể dẫn đến một vụ va chạm với hạm đội tuần tra hàng hải của Trung Quốc, “ngay sau đó mỗi bên sẽ lập tức đánh trả lẫn nhau.”

Vị chuyên gia này cũng không loại trừ khả năng một vụ va chạm trên không giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Mỹ ở ngoài khơi tương tự như năm 2001. Vị học giả nhấn mạnh, biến cố này có thể dẫn đến xung đột.

Một kịch bản khác có tên gọi “dự mưu”, trong đó ông Auslin nhấn mạnh rằng Trung Quốc cũng có thể quyết định “ngăn chặn Mỹ tấn công vào vùng biển đặt dưới sự kiểm soát ngay từ ban đầu và đây được xem là cơ hội tốt nhất để khiến cho Washington không dám tiến gần vì rủi ro quá lớn."

Nhà học giả cho rằng các lực lượng quân sự của Trung Quốc có thể tiến hành hoạt động nhằm ngăn chặn máy bay Mỹ tại vùng trời “cấm”, đồng thời “xem xét Mỹ sẽ phản ứng ở mức độ nào”. Động thái này đã châm ngòi cho cuộc đối đầu, mặc dù lực lượng quân sự của ông Obama hiện đang sa lầy ở Trung Đông và Ukraine.

Theo kịch bản thứ ba “cuộc xung đột gián tiếp” của ông Auslin, Bắc Kinh có thể yêu cầu tàu thuyền và máy bay của đồng minh Mỹ ngừng hoạt động trong khu vực và đuổi họ ra khỏi vùng trời tại hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc. Nhà học giả nhấn mạnh, một động thái như vậy có thể gây ra phản ứng dây chuyền. Ông tuyên bố rằng một tình trạng đụng độ trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng chắc chắn sẽ dẫn đến sự tham gia của Washington vào trong cuộc.

Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông.

Nhà học giả cảnh báo: "Nếu không có cơ chế giảm bớt leo thang và cả hai bên đều nghi ngờ lẫn nhau, thì Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhất quyết bảo vệ lãnh thổ đặt dưới sự kiểm soát của mình và Mỹ sẽ phải đối diện với việc thách thức các lời tuyên bố đó. Điều này sẽ khiến cho nguy cơ xung đột tăng cao".

Thời gian gần đây, căng thẳng Biển Đông đang gia tăng, khi Bắc Kinh đẩy mạnh cải tạo đất trái phép ở 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất chấp phản đối của các nước.

Trung Quốc cũng xua đuổi máy bay Mỹ và Philippines bay trên các đá mà nước này đang cải tạo, làm dấy lên quan ngại nước này có thể lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Trước đó, nước này cũng đã đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bất chấp phản ứng của Nhật và các nước liên quan.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm