Afghanistan bầu cử gián đoạn, Mỹ 'chưa chịu' rút quân

Dựa trên sáng kiến quốc phòng được hai chính phủ nhất trí, Mỹ sẽ giải giáp toàn bộ quân đội liên quan (bao gồm cả của phe đồng minh) về nước vào cuối năm 2016. Hiện số lượng binh sĩ nước này đã giảm thiểu xuống còn 9.800 binh đoàn vào đầu năm 2014. 

Dự định này có thể bị trì hoàn vì một số lý do liên quan đến công tác chuyển giao quyền lực, thay đổi nội các lớn tại Afghanistan. 

 Binh lính Mỹ tuần tra tại tỉnh Kunar, miền đông Afghanistan (ảnh: AFP)

Tuy nhiên, trong một thông báo mới đây hôm 5-11, nhiều quan chức quốc phòng Washington tiết lộ cuộc vận động bầu cử không mấy suôn sẻ nhiều tháng liền chính là nguyên nhân làm chậm trễ các hiệp định an ninh-quốc phòng hai nước. Điều này dấy lên nghi ngại về tương lai lực lượng phòng vệ Afghanistan với nhiệm vụ quân sự tại nước nhà vào năm 2015 như hai bên đã bàn thảo sẵn.
Giải thích thêm về tình hình hiện tại, một quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc cho biết việc hoãn rút quân chỉ là biện pháp dự phòng, chứ trên thực tế vẫn chưa có quyết định chính thức được công bố.
Lãnh đạo mới đại diện cho NATO tại Afghanistan, Tướng John Campbell và các sĩ quan cấp cao khác cũng đắn đo ít nhiều chuyện nên duy trì một số lượng lớn quân đội đồn trú tại khu vực nhiều hơn so với dự tính ban đầu. 
Đài Channel News Asia (CNA) dẫn lời một sĩ quan giấu tên của NATO cho biết bản thân các lãnh đạo cấp cao của tổ chức cũng quan tâm về các vấn đề bình ổn an ninh của Afghanistan khi mà trong nước còn quá nhiều vướng mắc xoay quanh vấn đề thay đổi quyền lực. Theo ông này, hiện giờ vẫn chưa có gì chắc chắn quân đội chính phủ nước này sẽ vận hành trơn tru liền mạch dưới sự chỉ đạo của tổng thống mới nhậm chức Ashraf Ghani.
Song, cũng theo nhận định của viên sĩ quan giấu tên, ông Campbell được cho là vẫn “cảm thấy thoải mái với kế hoạch và lộ trình hiện tại”.
Bất ổn trong bầu cử tại Afghanistan đã mang lại rất nhiều hệ lụy cho nhiều phía, đặc biệt là các vấn đề giải giáp quân sự nước ngoài, gây thiệt hại không nhỏ đến các nước đồng minh và tiêu tốn ngân sách quốc phòng chính phủ.
Trung tướng Joseph Anderson, một quan chức cấp cao quan trọng nhất nhì tại Afghanistan đồng thời là lãnh đạo tối cao của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) cho biết mọi việc trì hoãn hoạt động của ISAF đều bị khững lại cũng chỉ vì đợt bầu cử kéo dài lê thê ở nước này. 
Không những vậy, “Hiện chính phủ Kabul đang quan tâm đến quãng thời gian ký kết hiệp định quân sự với Washington bị bỏ lỡ nhiều tháng nay”, ông Anderson nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm