Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn

Thế nhưng, trong chuyện phiếm lúc trà dư tửu hậu, những người mê quyền cước vẫn thường kể nhau nghe những giai thoại võ lâm để… luận anh hùng.

Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tường tận về võ thuật ở đất Sài Gòn đồng thời tôn vinh các hệ phái võ cổ truyền của dân tộc, báo sẽ lần lượt đăng tải kỳ tích của các bậc cao thủ làng võ Sài Gòn - Chợ Lớn.

Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn ảnh 1

Võ sĩ Kê Hoàng Hổ (phải - môn phái Thiếu Lâm Nội quyền Kim Kê) tung cú “Bàng long cước” trong trận đấu đài tại miền Trung

Bốn cao thủ đến từ Thượng Hải

Sân Tinh Võ được thành lập vào năm 1922 với tên gọi “Việt Nam Tinh Võ thể dục học hiệu” do Tổng hội Tinh Võ Thượng Hải sáng lập, gồm Chiêu Tráng Chí (hội trưởng), Lý Nghị Hoàn (hội phó), Diệp Bá Hành (chánh trị sự), Tào Diên Sương (phó trị sự)... tập hợp 85 hội viên, trụ sở tọa lạc tại “Thất phủ Thiên Hậu cung” số 114 đường Mai Sơn, quận 5, đến năm 1955 đổi tên thành Hội Thể thao Tinh Võ, nay là Trung tâm thể dục thể thao quận 5, CLB Tinh Võ (756 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP.HCM).

Tổng hội Tinh Võ Thượng Hải cử bốn võ sư là Triệu Chấn Quần, Nhan Quế Chi, Bạch Liên Trân và Vương Phượng Cang sang dạy võ thuật, sau đó phát triển thêm các môn bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, cờ tướng... Năm 1945, Việt Nam Tinh Võ thể dục học hiệu đổi tên thành Hội Thể dục Tinh Võ Việt Nam do võ sư Tạ Lâm Tường trực tiếp giảng dạy. Sau đó Tạ Lâm Tường mất, Lệ Nhật Lâm lên thay. Năm 1952, võ sư Triệu Trúc Khê được ban trị sự của hội mời sang dạy Thái Cực Đường Lang đến năm 1968. Một năm sau đó, Thái Cực Đường Lang bắt đầu xuất hiện trên võ đài sân Tinh Võ, thi đấu cùng các lò võ Long Hổ Hội, La Khôn, Nguyễn Hớn Minh, Hồng Nghĩa, Xuân Bình...

Trước 1975, võ cổ truyền (tức võ tự do) ở Sài Gòn - Chợ Lớn có khoảng 15 môn phái thuộc Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam. Võ đài thời đó có hai hình thức thi đấu gồm võ tự do (được sử dụng các đòn chỏ, gối, đấm, đá, kể cả đá hạ bộ) và quyền anh, chia làm bốn hạng: Hạng muỗi (võ sĩ đánh đài lần đầu); hạng ruồi (võ sĩ đã tham gia đánh đài từ 3 - 5 trận); hạng gà (từng thượng đài nhiều lần, có trận thắng) và hạng lông (rất hiếm) dành cho số ít võ sư thách đấu nhau nhằm gây quỹ ủy lạo người nghèo, người bệnh tật.

Võ tự do, người thi đấu mang “găng sáu” (six), môn quyền anh, võ sĩ mang “găng chín” (neuf), nam võ sĩ đấu đài mình trần, mặc quần đùi, mang giáp bảo hộ hạ bộ (coqui). Trọng lượng hai võ sĩ cho phép chênh lệch tối đa 3kg. Mỗi đêm sân Tinh Võ có khoảng 5 độ đài, để đỡ nhàm chán, trong ba độ võ tự do chen vào hai độ quyền anh. Mỗi trận ba hiệp (3 phút/hiệp), giữa mỗi hiệp giải lao một phút, giá vé 200 đồng, võ sĩ chiến thắng được nhận 1.800 đồng từ ban tổ chức, kẻ “rớt đài” được an ủi 800 đồng.

Trước trận đấu, hai võ sĩ ký bản cam kết “Ban tổ chức hoàn toàn không chịu trách nhiệm về tính mạng võ sĩ”, nói nôm na là... “đánh chết ráng chịu”! Sân Tinh Võ là nơi vinh danh các “tay đấm vượt thời gian” làng võ miền Nam (1925 - 1975): Nguyễn Văn Phát (Kid Dempsey), sư Muôn, Đông Phương Sóc, Kim Sang, Văn Thọ, Minh Cảnh, Minh Thành, Minh Sang, Huỳnh Tiền, Trần Xil, Xuân Bình, Nguyễn Nhiều, Lê Đại Hoan, Mai Thái Hòa, Nguyễn Son, Từ Thanh Nghĩa, Trần Mạnh Hiền, Kê Hoàng Hổ, Lý Huỳnh Cường, Xuân Hùng, La Khôn, Nguyễn Hớn Minh, Mã Thành Long, Trần Minh...

Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn ảnh 2

Một trận đấu võ tự do tại sân Tinh Võ, quận 5

Những trận "đi đêm" tại sân Tinh Võ

Tại đây cũng từng diễn ra nhiều trận “đánh cuội”, chẳng hạn hôm nay võ sinh môn phái A hạ môn sinh võ phái B thì tuần sau kết quả diễn ra ngược lại, cả hai võ sĩ đều nhận được tiền đăng đài vừa không mất uy tín môn phái bởi “ăn qua ăn lại”, xem như huề! Nhiều trận võ sĩ tung đòn nhẹ hều như... gãi ngứa, vờn qua lượn lại quanh võ đài chờ hết giờ vào lãnh tiền! Nếu trọng tài tinh ý phát hiện, trận đấu lập tức bị “cắt” ngay. Trận N.H.M đấu với M.C (năm 1970) tại võ đài Tinh Võ bị trọng tài Minh Sang phát hiện khi nghe võ sĩ N.H.M trách: “Sao bữa nay mày đánh mạnh quá vậy?”. Báo chí làm rùm beng, tiếng tăm võ sĩ  N.H.M coi như tiêu tùng.

Võ sư Từ Thiện từng kể: “Một số trận đấu võ tự do nam, có người sử dụng đòn... cắn. Năm 1970, võ sĩ T.Q.C đã dùng đòn... “cẩu xực” trong pha nhập nội, bị trọng tài cảnh cáo trừ điểm!”. Có trường hợp, một võ sĩ đã lợi dụng sức bật dây đài để bung mình nhanh vào tấn công đối thủ, hành động này vi phạm luật đấu võ đài.

Một lối đánh xấu nữa: tấn công đối thủ ngay sau khi lệnh trọng tài vừa phát ra. Trong thi đấu võ Thiếu Lâm vốn có lệ “bái Tổ” trước khi xung trận, lệ “bái Tổ” thực hiện ngay sau khi lệnh trọng tài phát ra. Có trường hợp võ sĩ tranh thủ “bái Tổ” thật nhanh nhằm tận dụng chút thời gian hiếm hoi tấn công đối thủ đang trong tư thế... “bái Tổ” khiến kẻ giao đấu trở tay không kịp.

Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn ảnh 3

Võ sĩ nghỉ giải lao (1 phút) sau mỗi hiệp đấu (ảnh chụp tại sân Tinh Võ năm 1968)

Tệ hơn nữa là “đánh cuội”. Nghĩa là võ sĩ thi đấu được trả tiền từ võ sĩ đối phương, lên đài làm “hình nhân” cho võ sĩ đã “mua” tha hồ đấm đá, nếu có phản công lại (để tránh bị phát hiện) võ sĩ “bán độ” cũng vờ ra đòn không trúng hoặc đánh nhẹ như... phủi bụi, sao cho phần thắng thuộc về người bỏ tiền ra. Đó là trường hợp võ sĩ L.K đấu với võ sĩ võ đường Mã Thành Long hay võ sĩ N.G đấu với võ sĩ N.H.M... Cá biệt, một số võ sư chỉ “bán độ” hai hiệp đầu, hiệp thứ ba trở đi bắt đầu “đánh thật”.

“Đi đêm có ngày gặp ma”, thỉnh thoảng những trận võ đài “móc ngoặc” bị “tổ trác”. Võ sĩ Long Mouse của võ đường Long Hổ Hội trong lúc nhập nội... lỡ tay tung đòn chỏ láy vào chân mày võ sư K. làm máu tuôn lênh láng; võ sĩ Phạm Công Thành và võ sĩ A. Mách đánh một hồi... quên “giao kèo” đã dùng thế Bàng long cước hạ knock-out võ sư H.C - người tự xưng là “đại lực sĩ quốc tế”! Những sự cố ngoài ý muốn làm “bể” hợp đồng giữa hai võ sĩ, tất nhiên người “lỡ tay” mặt mày méo xệch bởi sơ ý... đá “bể nồi cơm” của mình! Cũng may, những trường hợp trên không phổ biến với tất cả cao thủ võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn. Võ thuật là một lĩnh vực đề cao tinh thần thượng võ: thắng vinh - bại không nhục. Do đó, những trận võ đài vẩn đục khó tồn tại trong dòng chảy của một nền võ thuật Việt Nam chân chính, đậm tính “anh hùng mã thượng”.

(Còn tiếp)

Theo Ngọc Thiện (báo Công An TP.HCM)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.