Trang phục cưới truyền thống của cô dâu khắp châu Á

trang-phuc-cuoi-truyen-thong-ruc-ro-cua-co-dau-khap-chau-a

Trang phục truyền thống của cô dâu Nhật Bản là bộ kimono kết hợp cùng chiếc mũ trùm đầu có tên Tsunokakushi. Với người Nhật Bản, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, tôn quý, do vậy trong hôn lễ cô dâu Nhật Bản thường mặc bộ lễ phục màu trắng từ đầu đến chân. Chiếc mũ trùm đầu có mục đích che"chiếc sừng ghen tuông của cô dâu", tượng trưng cho ước muốn trở thành người vợ dịu dàng, biết cảm thông.

[Caption]Tại Malaysia, hầu hết các lễ cưới được tổ chức theo truyền thống Hồi giáo. Các cô dâu thường chọn một chiếc váy cưới với tông màu tím hoặc màu kem.

Tại Malaysia, hầu hết các lễ cưới được tổ chức theo truyền thống Hồi giáo. Các cô dâu thường chọn một chiếc váy cưới với tông màu tím hoặc màu kem.

trang-phuc-cuoi-truyen-thong-ruc-ro-cua-co-dau-khap-chau-a-2

Thay vì mặc váy cưới, cô dâu Thái Lan thường mặc quốc phục trong ngày trọng đại. Bộ váy được làm thủ công, đính kết cầu kỳ vàđược dát vàng thật.

trang-phuc-cuoi-truyen-thong-ruc-ro-cua-co-dau-khap-chau-a-3

Indonesia là quốc gia nhỏ nhưng có hơn 300 sắc tộc và sáu vùng lãnh thổ. Đám cưới của người Indonesia mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống. Trong thời gian diễn ra hôn lễ, cả chú rể và cô dâu thường đội vương miện vàng trên đầu.

[Caption]Trang phục cưới của người Trung Quốc là màu đỏ, màu được cho là mang lại may mắn cho việc hỷ sự. Theo truyền thống, cô dâu Trung Quốc đội tấm vải đỏ trên đầu, và khi chú rể tự tay nhấc chiếc khăn này ra, hai người chính thức là vợ chồng, sau lễ vọng bái gia tiên. Khác với người Nhật, Trung Quốc quan niệm màu trắng là màu tang tóc nên hết sức tránh màu này trong những dịp vui.

Trang phục cưới của người Trung Quốc có màu đỏ, màu được cho là mang lại may mắn. Theo truyền thống, cô dâu đội tấm vải đỏ trên đầu và khi chú rể tự tay nhấc chiếc khăn này ra, hai người chính thức là vợ chồng. Khác với người Nhật, người Trung Quốc quan niệm màu trắng là màu tang tóc, nên tránh trong những dịp vui.

trang-phuc-cuoi-truyen-thong-ruc-ro-cua-co-dau-khap-chau-a-5

Trong đám cưới, cô dâu Hàn Quốc mặc bộ trang phục truyền thống được gọi là hanbok (ở Hàn Quốc) hay Joseon-ot (ở Bắc Triều Tiên). Bộ đồ bao gồm một chiếc áo dài tay và váy rộng được làm từ vải mềm hoặc lụa cùng màu sắc sặc sỡ.

[Caption]Trong văn hóa Ấn Độ, váy cưới truyền thống của cô dâu thường là màu hồng hoặc màu đỏ. Theo phong tục Solah Shringar, trang phục cưới sẽ thường đi kèm theo 16 phụ kiện và đồ trang sức. Ngoài ra, cô dâu vùng phía Bắc Ấn Độ còn có phong tục chấm đỏ giữa trán (gọi là bindi) khi về nhà chồng.

Váy cưới truyền thống của cô dâu Ấn Độ thường là màu hồng hoặc màu đỏ. Theo phong tục Solah Shringar, trang phục cưới đi kèm 16 phụ kiện và đồ trang sức. Ngoài ra, cô dâu ở phía Bắc Ấn Độ còn có phong tục chấm đỏ giữa trán (gọi là bindi) khi về nhà chồng.

[Caption]Theo truyền thống của người Mông Cổ, cô dâu và chú rể trong ngày trọng đại sẽ mặc trang phục có tên gọi là Deel. Đây là trang phục truyền thống được mặc từ rất lâu đời của các bộ tộc du mục ở Mông Cổ.

Theo truyền thống của người Mông Cổ, cô dâu và chú rể trong ngày trọng đại sẽ mặc trang phục có tên gọi Deel. Đây là trang phục được mặc từ rất lâu đời của các bộ tộc du mục ở Mông Cổ.

[Caption]Ở Tây Tạng, vào đêm trước ngày cưới, chú rể sẽ mang váy cưới và các phụ kiện khác cho cô dâu của mình. Trang phục thường bao gồm một chiếc khăn trùm, vòng bằng bạc để trang trí tóc và một bùa hộ mệnh nhỏ bằng kim loại nhỏ của nhà Phật.

Ở Tây Tạng, vào đêm trước ngày cưới, chú rể sẽ mang váy cưới và các phụ kiện cho cô dâu. Trang phục thường bao gồm một chiếc khăn trùm, vòng bằng bạc để trang trí tóc và một bùa hộ mệnh nhỏ bằng kim loại nhỏ của Phật.

[Caption]Chiếc áo dài duyên dáng là điều không thể thiếu trong đám cưới Việt. Từ ngày xưa, áo dài cưới đã trở thành trang phục trong lễ cưới nước ta và là trang phục cưới truyền thống. Áo dài làm tôn lên toàn bộ đường cong cơ thể của người phụ nữ, và còn toát lên vẻ nữ tính, dịu dàng, thướt tha, uyển chuyển. bất cứ người nào cũng sẽ bị hút hồn khi nhìn thấy người phụ nữ trong tà áo dài. Cũng vì thế áo dài đã rất lâu là trang phục truyền thống đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam, bởi đó nó được lựa chọn làm trang phục trong lễ cưới người Việt.

Chiếc áo dài duyên dáng là điều không thể thiếu trong đám cưới Việt. Áo dài giúp tôn đường cong cơ thể của người phụ nữ, mang đến vẻ nữ tính, dịu dàng.

                                                                                     (Theo Ngôi Sao)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm