Năm năm chưa xử vì bị đơn khiếu nại kết quả giám định

Sau đó, hai bên ra UBND phường để giải quyết nhưng không đạt được thỏa thuận.

Khi nhà của ông Thông bị hư hại nặng, UBND phường đã ra văn bản đề nghị ông di dời. Ông Thông yêu cầu bà H. chi trả chi phí di dời và tiền thuê nhà nhưng bà H. không chịu, cho rằng ông… vẫn có thể ở trong căn nhà đó. Bất bình, ông Thông khởi kiện, yêu cầu bà H. bồi thường thiệt hại toàn bộ căn nhà cũng như chi phí di dời và tiền thuê nhà.

Tháng 10-2008, vụ kiện này đã được TAND TP.HCM thụ lý. Tuy nhiên, đến nay sau gần năm năm, tòa vẫn chưa xét xử vì phía bị đơn liên tục khiếu nại kết quả giám định thiệt hại.

Cụ thể, sau khi thụ lý, tòa để các bên chọn công ty giám định thiệt hại. Theo yêu cầu của nguyên đơn, một công ty giám định đưa ra hai phương án: Nếu khắc phục thiệt hại thì chi phí sửa chữa nhà là 2,9 tỉ đồng, nếu xây mới nhà là 2,95 tỉ đồng. Nhận kết quả, bị đơn khiếu nại. Để công bằng, tòa cho chính bị đơn chọn công ty giám định khác. Lần này công ty giám định do bị đơn chọn có kết quả là chi phí khắc phục thiệt hại khoảng 2,3 tỉ đồng. Bị đơn tiếp tục không chịu, tiếp tục khiếu nại.

Quá mệt mỏi vì phải chờ đợi, phải ở nhà thuê, ông Thông kiến nghị tòa đưa vụ án ra xử và nếu cần thiết thì bổ sung kết quả giám định chứ không thể chờ đợi thêm một lần giám định nào nữa. Bởi theo ông, dù có giám định lần nữa thì bị đơn cũng sẽ khiếu nại nữa nhằm kéo rê vụ án.

Theo thẩm phán giải quyết vụ án, tòa cũng đang rối về phần giám định thiệt hại bởi hai bên không tìm được tiếng nói chung. Sắp tới, tòa sẽ mời ba bên (nguyên đơn, bị đơn, công ty giám định) lên để làm việc về kết quả giám định. Nếu các bên vẫn không thỏa thuận được, tòa sẽ đưa vụ án ra xử.

Trao đổi, TS Lê Minh Hùng (Trường ĐH Luật TP.HCM) nhận xét: Quyền yêu cầu giám định là quyền của đương sự nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về tòa. Nếu xử sơ thẩm mà các bên không đồng ý thì kháng cáo, trong quá trình xử phúc thẩm, cấp phúc thẩm có thể trưng cầu giám định lại sẽ hợp lý hơn. Một vụ án về bản chất đã rõ, chỉ vì bị đơn liên tục khiếu nại kết quả giám định mà vi phạm thời hạn tố tụng, phải bắt nguyên đơn chờ đợi mỏi mòn thì cần phải xem xét lại.

PHAN THƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm