Không được đuổi việc chỉ vì nhân viên không ký HĐLĐ

Theo đó, tòa chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Linh, buộc Công ty Hoàng Vĩnh Kim phải bồi thường gần 47 triệu đồng do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

Tháng 7-2013, bà Linh vào công ty làm nhân viên kiểm hàng, công việc mang tính ổn định thường xuyên. Đôi bên không ký hợp đồng lao động. Theo bà Linh, từ ngày đầu làm việc, hai bên thỏa thuận mức lương một tháng là 7 triệu đồng kèm phụ cấp 800.000 đồng. Đến 17-2-2014, công ty gửi thư điện tử kèm hình ảnh của bà đến các công ty đối tác thông báo ngừng việc với bà. Năm ngày sau, công ty yêu cầu bà trở lại làm việc nhưng không bố trí công việc mà để bà ngồi ngoài công ty.

Ngược lại, phía công ty nói chỉ trả lương cơ bản là 3,5 triệu đồng/tháng kèm các khoản phụ cấp khác cho bà Linh. Công ty có sơ sót không ký hợp đồng lao động với bà. Sau đó công ty đề nghị ký hợp đồng thì bà Linh không ký vì không đồng ý với mức lương công ty đưa ra. Vì thế, công ty mới thông báo ngưng việc với bà để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp vì công ty sợ bà Linh đi làm sẽ gây ra sai sót, ảnh hưởng đến công ty. Công ty cho rằng mình không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà Linh.

Xử sơ thẩm hồi tháng 8, TAND quận 12 nhận định bà Linh khai rằng hợp đồng lao động do công ty soạn thảo có thời gian lao động nhiều hơn so với quy định nhà nước nhưng không được tính tiền tăng ca, các khoản trừ vi phạm vô lý và mức lương cơ bản chỉ 3,5 triệu đồng là không đúng thỏa thuận ban đầu giữa đôi bên nên bà không ký. Nhưng bà Linh không cung cấp được cho tòa bản hợp đồng có nội dung như đã trình bày, còn phía công ty thì có cung cấp bản soạn thảo hợp đồng có nội dung không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, đến ngày 6-3 công ty lại thông báo cho bà Linh về các khoản tiền trợ cấp thôi việc, đồng thời yêu cầu không được đến trụ sở, chứng tỏ công ty đã cho bà Linh nghỉ việc. Việc bà Linh không ký hợp đồng lao động không là điều kiện chấm dứt quan hệ lao động theo luật. Từ đó, tòa buộc công ty phải bồi thường cho bà Linh tổng cộng sáu tháng tiền lương (7,8 triệu đồng/tháng).

Ban đầu, ngoài việc kiện đòi bồi thường các khoản theo luật định, bà Linh còn yêu cầu công ty bồi thường thiệt hại do gửi ảnh bà qua email đến các đối tác thông báo cho bà nghỉ việc, gây ảnh hưởng tới danh dự, tinh thần của bà. Nhưng sau đó bà Linh rút yêu cầu này bởi nhận thấy trong email không có lời lẽ xúc phạm, mặt khác bà cũng muốn giải quyết tranh chấp nhanh hơn.

ÁI MINH

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.