Gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm pháp: Miễn trách nhiệm hình sự?

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự-hành chính Nguyễn Văn Hoàn, quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS hiện hành, hoặc chưa rõ ràng nên chưa phát huy tác dụng, hoặc còn thiếu một số trường hợp cần bổ sung.

“Trường hợp người dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham gia bắt giữ tội phạm mà gây thương tích cho người phạm tội thì họ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thương tích cho người phạm tội (thậm chí làm chết) hay không?” - ông Hoàn đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Hoàn, để khuyến khích người dân tham gia phòng, chống tội phạm, pháp luật cần thể hiện thái độ rõ ràng về vấn đề này để người dân yên tâm khi tham gia bắt giữ tội phạm. Nếu không có quy định cụ thể thì người dân sẽ không mặn mà hợp tác với cơ quan nhà nước trong chuyện này. Tuy nhiên, việc quy định cũng cần cụ thể để tránh lạm dụng.

 
Một tên cướp bị bắt giữ trên đường phố. Ảnh: CTV

Cần lưu ý thêm, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Cấp dưới phải tuyệt đối chấp hành quyết định của cấp trên mặc dù có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó là trái luật và người đã ra quyết định phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Luật Công an nhân dân và Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam cũng có những điều khoản tương tự. Do vậy pháp luật hình sự cần có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự cho người thi hành quyết định (mệnh lệnh) của cấp trên mà gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

tổ biên tập đề xuất bổ sung các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như: Gây thiệt hại trong trường hợp bắt giữ người phạm pháp, gây thiệt hại trong trường hợp phải thi hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền, gây thiệt hại trong trường hợp bị cưỡng bức về thể chất, tinh thần…

Đ.MINH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm