Ép cầm xe trả nợ, tội gì?

Sắp tới, TAND thị xã Dĩ An (Bình Dương) sẽ đưa ra xét xử vụ ba sinh viên ép bạn học cầm xe trả nợ.

Hứa trả 30 triệu để mua sự im lặng

Theo hồ sơ, Võ Quốc Hùng là sinh viên năm tư Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Tháng 9-2013, Hùng và bạn nhờ Trần Văn Tiến (học cùng trường) thi tốt nghiệp giùm môn Anh văn. Tiến đồng ý, ra giá 10 triệu đồng. Hùng và bạn đưa trước 6 triệu đồng, hẹn có kết quả đậu tốt nghiệp sẽ trả hết.

Đến ngày thi, Tiến nhờ người vào thi hộ cho Hùng và bạn Hùng. Sự việc bị phát hiện, Hùng và bạn bị đình chỉ mỗi người một năm học. Tiến bèn hứa sẽ bồi thường 30 triệu đồng để Hùng và bạn không khai ra việc Tiến nhờ người thi hộ. Cả hai đồng ý.

Sau đó, Hùng nhiều lần tìm Tiến đòi tiền nhưng Tiến không trả. Ngày 17-12-2013, Hùng kể cho Nguyễn Trung Hiếu (học cùng trường) nghe, nhờ Hiếu tìm người đòi nợ giúp. Hiếu rủ Lê Văn Đạo (sinh viên Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM) đi đòi nợ.

Hùng, Hiếu, Đạo đến trường tìm Tiến, yêu cầu Tiến đến quán cà phê nói chuyện. Tại quán cà phê, Tiến nói không có tiền trả ngay thì bị Đạo đạp vào mặt. Hiếu thì lệnh cho Tiến “trong vòng 15 phút phải mượn được 15 triệu đồng, nếu không gọi bạn đến nhận xác”. Nghe vậy, Tiến nói sẽ mang xe đi cầm lấy tiền trả. Do xe của Tiến đã cũ nên Tiến gọi cho bạn học cùng trường mượn xe đi cầm nhưng không được. Nghe vậy, Hiếu giật điện thoại của Tiến và nói: “Mày không mang xe ra thì không nhìn thấy mặt thằng Tiến nữa”.

Lo sợ, bạn Tiến nhờ người mang chiếc xe máy hiệu Yamaha Sirius đến cho nhóm của Hùng. Không phải chính chủ nên nhóm Hùng không cầm xe được. Hùng bèn chở Tiến đến trường tìm chủ xe rồi sau đó chở chủ xe đi cầm xe. Xe chỉ cầm được 7 triệu đồng nên Hiếu yêu cầu Tiến viết giấy vay nợ 23 triệu đồng. Tiến không chịu thì Đạo dọa đánh nên Tiến đồng ý viết giấy nợ.

Số tiền cầm xe, Hiếu đưa cho Hùng 2 triệu đồng, hứa sẽ cho Đạo 1 triệu đồng, còn lại Hiếu giữ. Từ tố giác của Tiến, Hùng và Hiếu bị bắt ngay trong ngày, còn Đạo thì đến ngày 6-3-2014 ra đầu thú.

Cướp hay cưỡng đoạt?

Hùng, Hiếu, Đạo đã bị khởi tố, truy tố về tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS). Xung quanh vụ án này có quan điểm cho rằng phải xử lý Hùng và đồng phạm về tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS) mới đúng.

Luật sư Nguyễn Văn Hồng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Địa điểm giải quyết nợ nần là quán cà phê (nơi đông người) nên việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực của các bị can có phần hạn chế. Trong khoảng thời gian bị gây áp lực, nạn nhân không bị khống chế như trói, giam, dùng hung khí đe dọa… Ngoài ra, nạn nhân còn gọi cho bạn mượn xe, được Hùng chở đến trường tìm bạn và người bạn đã đem xe đi cầm lấy tiền trả. Do đó, không thể nói nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được, ý chí chống cự bị tê liệt hoàn toàn, không tìm được giải pháp khác để thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Nạn nhân và bạn hoàn toàn có đủ thời gian, điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, tiến tới một hành động có lợi hơn như chống cự (khi tương quan lực lượng giữa hai bên không đáng kể), tri hô… nhưng không làm mà lại chấp nhận đem xe đi cầm rồi giao tiền cho các bị can.

Như vậy, theo luật sư Hồng, trong vụ này xử lý các bị can về tội cưỡng đoạt tài sản sẽ phù hợp hơn.

PHƯƠNG LOAN

 

Một vụ tương tự, tòa xử tội cưỡng đoạt

Trần Thị Ngọc cho anh C. vay 800 triệu đồng, đến hạn anh C. không trả. Tháng 6-2012, Ngọc nhờ Ngô Xuân Thái đòi nợ giùm, được sẽ chia đôi. Thái rủ năm người tham gia. Tại quán cà phê, nhóm Thái ép anh C. trả nợ, anh C. nói chỉ vay hơn 200 triệu đồng. Thái bắt anh C. gọi người nhà mang tiền đến trả. Anh C. gọi, cho biết không mượn được tiền thì bị Thái tát, chửi, buộc viết giấy cầm xe máy. Sau đó, người nhà anh C. đem 20 triệu đồng đưa cho Thái. Thái lấy xe máy của anh C. và giấy tờ rồi ra về. Hôm sau, anh C. gọi xin chuộc xe thì Thái bắt đưa 15 triệu đồng...

Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã phạt Thái 15 năm tù, các bị cáo khác từ bảy đến 12 năm tù về tội cướp tài sản, buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho anh C. 35 triệu đồng.

Ngày 8-5 vừa qua, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã sửa án, phạt Thái 11 năm tù, Ngọc ba năm tù, cho hưởng án treo; các bị cáo còn lại từ hai năm sáu tháng tù đến chín năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Theo tòa phúc thẩm, cấp sơ thẩm xử các bị cáo về tội cướp tài sản là không đúng. Bởi lẽ các bị cáo đe dọa nạn nhân nhưng không mãnh liệt. Nạn nhân có điều kiện, thời gian kháng cự nhưng lại chấp nhận giao tài sản cho các bị cáo (anh C. có thể gọi điện thoại cho người thân nhờ cậy, hôm sau còn chủ động xin chuộc xe)…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.