11 điều công việc dạy bạn về tình yêu

Vì sao công việc của bạn lại tốt đẹp? Yếu tố nào đã làm nên sự thành công? Làm thế nào để bạn với đối tác tin tưởng và tôn trọng nhau?

Những bí kíp đó hoàn toàn có thể áp dụng cho các mối quan hệ riêng tư của bạn, đem lại hiệu quả hơn những gì bạn tưởng.

Nhận thức và chăm sóc các giá trị quan trọng

Mục đích trong kinh doanh là đạt được sự chấp thuận từ phía đối tác. Chúng ta phải đào sâu vào bản chất của vấn đề, tìm hiểu kỹ càng về đối tác để biết về tiểu sử, đặc tính, xu hướng và lợi ích họ nhắm tới… để đáp ứng tốt nhất.

Tương tự, bạn cần phải biết điều gì là quan trọng đối với bạn và người ấy trước khi đồng ý tiến xa hơn.

Hãy hoàn toàn trung thực

Trong công việc, mọi thứ đều đòi hỏi sự minh bạch thì mới tránh được những hệ lụy để lại sau này. Trung thực cũng chính là cốt lõi làm nên các mối quan hệ bền chặt.

Trao đổi, thương lượng và thống nhất với nhau

Công việc chỉ hiệu quả khi nhiều bên cùng hợp sức. Trao đổi, thương lượng và thống nhất với nhau để chọn giải pháp tối ưu.

Trong mối quan hệ cá nhân chúng ta cần nói chuyện với nhau thật nhiều để hiểu rõ những vấn đề riêng tư của đối phương. Sau đó, chúng ta có thể tìm ra những điều tốt nhất dành cho mỗi người và cho mối quan hệ chung.

Khoan dung và tôn trọng lẫn nhau

Chúng ta vận hành công việc bằng cách thực hiện quyền tự chủ.

Hãy làm như vậy với nửa kia của bạn. Trước khi lên tiếng phê phán hãy nhìn nhận lại mọi thứ từ góc độ của đối phương và dành sự tôn trọng với họ.

Đảm bảo lợi ích

Trong công việc, từng cá nhân đều được chú ý. Tương tự, khi yêu nhau bạn vẫn cần quan tâm đến các mục tiêu cá nhân của mình.

Đừng coi người kia là cả thế giới rồi đánh mất những gì thuộc về bản thân.

Biết rõ hai mặt được-mất

Chúng ta luôn muốn chọn cái hoàn hảo nhưng ai cũng có những ưu - khuyết điểm riêng và mọi mối quan hệ đều có cái được mất.

Bạn phải biết lựa chọn giải pháp tối ưu chứ đừng nghĩ đến một mối quan hệ hoàn hảo. Hợp tác lâu dài đòi hỏi đôi bên cùng có lợi, dung hòa được-mất của hai người sao cho tốt đẹp nhất.

Chia tay trong hòa bình

Khi nhận thấy việc hợp tác không mang lại hiệu quả và không làm hài lòng cả hai bên, chúng ta chỉ việc chấm dứt hợp đồng và đi tìm đối tác mới.

Đôi khi đó chỉ là sự không phù hợp, không phải lỗi của ai và giữ lại sự tôn trọng, êm đẹp cuối cùng cho bản thân và người ấy để việc chia tay được nhẹ nhàng.

Bất đồng là tất yếu

Chúng ta gắn kết nhau bởi những cảm xúc thân mật và sâu sắc nhưng cảm xúc đôi khi không đi liền với thực tế. Những bất đồng, thậm chí xung đột là điều bình thường. Đừng đòi hỏi hai bên luôn luôn hòa thuận, tâm đầu ý hợp. Cho dù là mối quan hệ thân cận nhất cũng không tránh khỏi có lúc xung đột về quyền lợi.

Rút ra bài học

Chúng ta phải rút ra phần lỗi của mình khi một hợp đồng thất bại. Điều ấy giúp xây dựng mối làm ăn mới tốt đẹp hơn.

Hãy áp dụng kinh nghiệm tình trường vào mối quan hệ mới. Trưởng thành hơn, tỉnh táo hơn, chân thành hơn… những bài học từ thất bại sẽ giúp bạn thành công.

Hãy tha thứ

Thất bại trong một hợp đồng luôn có trách nhiệm của hai phía dù ít hay nhiều. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta đã sai hoàn toàn và… nhát tay không dám tìm cơ hội mới nữa.

Thay vì nói không với tình yêu, hãy cho bản thân một cơ hội và cố gắng làm tốt hơn lần trước.

Dứt điểm đúng lúc

Khi không hài lòng trong công việc, một số người không ngại thay đổi, tìm một môi trường tốt hơn. Cũng có người vẫn cố “sống chung với lũ”.

Khi mọi thứ không còn tốt đẹp, bạn biết người ấy không còn phù hợp, vụ đầu tư này sẽ “lỗ” thì hãy nhanh chóng thanh lý hợp đồng. Đừng mất thêm thời gian, công sức và tiền bạc thêm để chuốc lấy hậu quả nặng nề hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm