Vụ đi tè bị quy tội cướp: Nên nhẹ nhàng với người bị hại

Theo luật sư Hùng, bản án phúc thẩm có nêu nếu người bị hại nhiều lần từ chối đến tòa trình bày về "vụ cướp" thì cần xem xét trách nhiệm họ về hành vi khai báo gian dối. Như vậy sẽ khiến những người bị cướp e ngại trình báo, ảnh hưởng chung đến xã hội. Nên nhẹ nhàng để họ hợp tác với cơ quan tố tụng tìm ra sự thật của vụ án.

Do vẫn vắng mặt Khưu Khánh Sỹ (không ở địa phương, đi đâu không rõ), còn người bị hại vắng mặt không lý do dù được triệu tập hợp lệ nên tòa lại quyết định hoãn xử, chưa biết khi nào mở lại.

Các luật sư bào chữa.

Như đã phản ánh, Trần Văn Uống và Khưu Khánh Sỹ bị cáo buộc cùng hai người làm thuê chung khác đêm 5-12-2012 ra đường đuổi theo và ném cây về phía anh Phan Thanh Quyền để cướp xe. Quyền tránh được, chạy báo tin, dẫn đoàn đi bắt, sau đó về viết tường trình về "vụ cướp".

Khi ra tòa, Uống và Sỹ được cách ly và khai thống nhất rằng đêm đó sau khi nhậu thì Uống ra ngoài hóng mát, đi tè, còn Sỹ đến giờ làm việc thì ra kêu. Lúc này có đám đông lao đến hô to “bắt nó, bắt nó”. Không biết chuyện gì, lại tưởng là cướp nên cả hai chạy né đi. Cả hai đều khẳng định không liên quan, không biết gì về vụ cướp mà anh Quyền đi tố giác.

Cha con Uống, từ ngày Uống được tự do, cha của Uống luôn theo sát con.

Xử sơ thẩm (lần một), TAND huyện Bình Chánh đã xử mỗi bị cáo một năm bảy tháng chín ngày tù (bằng thời gian tạm giam) về tội cướp tài sản. Án sơ thẩm sau đó bị TAND TP.HCM hủy vì có nhiều uẩn khúc.  Điều tra lại, Công an huyện Bình Chánh đã về Sóc Trăng bắt Ong Văn Sệt vài ngày trước tết Nguyên đán 2015.

Ban đầu Sệt bị khởi tố tội không tố giác tội phạm. Sau đó thì xuất hiện các bản khai Sệt thừa nhận đã tham gia "vụ cướp" nên bị đổi tội danh thành cướp tài sản. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm