Vụ CDC Hà Nội: Không thể vin dịch bệnh để làm trái luật

Trong phần tranh luận chiều qua (11-12), phiên tòa xét xử 10 bị cáo trong vụ nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trở nên “nóng” với sự đối đáp giữa đại diện VKS, các luật sư của bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (cựu giám đốc CDC Hà Nội) và đại diện CDC Hà Nội.

Đại diện VKS trình bày quan điểm luận tội với các bị cáo

“Vừa chào bán đã hỏi cơ chế”

Bào chữa cho cựu giám đốc CDC Hà Nội, luật sư nhất trí với quan điểm của VKS liên quan đến các hành vi vi phạm về đấu thầu, nhưng không đồng tình cáo buộc thân chủ mình có động cơ vụ lợi, lợi dụng tình hình dịch bệnh hoặc thông đồng với các bị cáo khác.

Đối đáp lại, đại diện VKS cho rằng trong vụ án này, các bị cáo thuộc CDC Hà Nội nằm trong cùng một tổ chức, được phân công, phân nhiệm và phối hợp chặt chẽ với nhau. Quá trình thực hiện gói thầu số 15, mỗi bộ phận của CDC thực hiện một nhiệm vụ nhất định, đều hướng đến mục đích chung là chỉ định thầu đúng quy định.

Quá trình giải quyết vụ án, các bị cáo tại CDC Hà Nội đều thừa nhận trong các khâu chỉ định thầu có vi phạm. Mặc dù các bị cáo không thể hiện sự bàn bạc về giá cả nhưng tất cả đều hiểu thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ đúng pháp luật, một khâu sai dẫn tới cả quá trình sai.

Kiểm sát viên cũng phản bác quan điểm của luật sư khi cho rằng không có dấu hiệu làm giả hồ sơ trong chỉ định thầu. Điều này chứng mình vằng việc các bị cáo tại CDC Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Nhật Cảm đã hợp thức hồ sơ, ký lùi ngày trong rất nhiều tài liệu quan trọng.

Đặc biệt, đại diện VKS dành khá nhiều thời gian tranh luận với luật sư về tình tiết cựu giám đốc CDC Hà Nội có động cơ vụ lợi.

Theo kiểm sát viên, hai bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên công ty Vitech) và Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên công ty Phương Đông) đều khai để trúng gói thầu số 15 sẽ chi 10% giá trị hợp đồng (sau này Nhất nâng lên 15%) cho bị cáo Cảm.

Cùng với đó, khi xét hỏi Đào Thế Vinh (giám đốc công ty MST), VKS công bố lời khai của bị cáo này về tỉ lệ ăn chia lợi nhuận từ việc mua bán hệ thống máy xét nghiệm, cho thấy cựu giám đốc CDC Hà Nội dự kiến sẽ được chia hơn 1 tỉ đồng.

Đáng chú ý, kiểm sát viên cho biết động cơ vụ lợi của bị cáo Cảm còn được chứng minh bằng tin nhắn Zalo trao đổi về việc mua bán hệ thống máy xét nghiệm. Trong đó, ngay từ những tin nhắn đầu tiên, cựu giám đốc CDC Hà Nội đã hỏi “cơ chế sao?”.

Đại diện VKS cũng dẫn lại lời luật sư rằng “bản kết luận điều tra khẳng định không đủ căn cứ kết luận nhưng bản cáo trạng vẫn quy kết bị cáo vụ lợi là không thuyết phục”. Kiểm sát viên cho biết VKS có đủ thầm quyền để độc lập đánh giá các chứng cứ mà CQĐT thu thập được, kết luận điều tra không cáo buộc không có nghĩa cáo trạng cũng không được quy kết.

Nguyễn Nhật Cảm, cựu giám đốc CDC Hà Nội

“Cấp bách thì cũng phải đúng quy định”

Nhiều bị cáo tại CDC Hà Nội cùng luật sư bào chữa cho rằng thời điểm xảy ra vụ án dịch bệnh COVID-19 đang vô cùng khẩn cấp, áp lực mua sắm trang thiết bị đúng tiến độ rất lớn, vì vậy khó tránh khỏi sai sót trong quá trình chỉ định thầu.

“Tình thế lúc ấy rất cấp thiết, nếu thực hiện đúng quy trình, thủ tục, thời gian như VKS yêu cầu thì liệu con số thiệt hại có là 1-2 tỉ đồng?” – một bị cáo tự tranh luận.

Có mặt tại tòa với tư cách bị hại, đại diện CDC Hà Nội trình bày các bị cáo phạm tội trong hoàn cảnh đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, nhu cầu cần có máy xét nghiệm là hết sức cấp bách, các bị cáo đều là những người có đóng góp lớn trong công tác phòng chống dịch…, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Đối đáp lại các quan điểm trên, đại diện VKS nói rất chia sẻ với những khó khăn, vất vả của cán bộ CDC Hà Nội trong thời gian chống dịch. Tuy nhiên, đại diện CDC Hà Nội cho rằng việc xử lý các bị cáo sẽ dẫn tới tư tưởng “mặc kệ” trong hàng ngũ y bác sỹ là hết sức nguy hiểm, suy diễn chủ quan và cổ súy cho hành vi vi phạm.

“Các vị là bác sỹ thì có lương của bác sỹ, phải có trách nhiệm với những đồng lương của mình. Các vị chọn nghề này là lựa chọn của bản thân. Các bị cáo phạm tội là phạm tội với pháp luật chứ không phải với HĐXX, điều tra viên hay kiểm sát viên” – vị kiểm sát viên nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện VKS, tình hình dịch bệnh cấp thiết là điều đúng với thực tế, nhưng không thể lợi dụng việc này để các bị cáo tự cho mình quyền cắt bớt thời gian, thủ tục đấu thầu. “Gấp rút, cấp bách thì cũng phải trên cơ sở đúng quy định pháp luật” – kiểm sát viên nói.

Ngay sau đó, đại diện CDC xin được trình bày thêm, cho rằng đại diện VKS hiểu sai phát biểu của mình.

CDC Hà Nội là cơ quan chuyên muôn về y tế, kiến thức về đấu thầu hạn chế. Tâm lý “mặc kệ” mà đại diện CDC Hà Nội muốn nói đến là dưới gốc độ đấu thầu, nghĩa là sau vụ án này sẽ không ai dám xung phong tham gia tổ chức đấu thầu nữa, chứ không phải nói dưới góc độ bác sỹ “mặc kệ” bệnh nhân...

HĐXX cho biết 15 giờ chiều nay (12-12), tòa sẽ tuyên án.

Cựu giám đốc CDC Hà Nội: Nếu tư lợi, bị cáo đã mua giá cao hơn

(PLO)- Được nói lời sau cùng, cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận sai phạm với vai trò chính. Tuy nhiên, bị cáo vẫn nói mình không có động cơ vụ lợi như VKS cáo buộc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm