Vay tiền giả mua xe cho vợ

TAND TP.HCM vừa xử sơ thẩm đã tuyên phạt Phạm Trí Thanh (sinh năm 1989) năm năm sáu tháng tù về tội tàng trữ, lưu hành tiền giả và Nguyễn Văn Trọng Nghĩa (sinh năm 1988, cùng ngụ quận Gò Vấp) bốn năm tù về tội tàng trữ tiền giả.

Tại phiên xử, luật sư của bị cáo Nghĩa bào chữa đề nghị phải xem lại, xác định thế nào là tiền giả. Theo ông, định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước tiền giả là tờ tiền phải giống thật 90% mới mang đi lừa được. Trong khi một số tờ tiền của bị cáo Nghĩa chỉ là in chơi để nghiên cứu, không giống thật đến 90%...

Trưa 9-6-2019 Thanh lên mạng, vào trang Chợ Tốt tìm mua xe máy để tặng vợ. Thanh chọn được một xe máy hiệu Piaggio Liberty giá 17,5 triệu đồng. Thanh liên hệ người bán, sau đó tiến hành các thủ tục mua xe công chứng như luật định. Tuy nhiên, sau khi dự đám cưới về thì người bán xe phát hiện ra trong số tiền mình nhận có 30 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng nên đến công an trình báo và giao nộp.

Hai bị cáo Thanh và Nghĩa được dẫn giải về trại giam sau phiên xử. Ảnh: HOÀNG YẾN

Từ đây, công an còn phát hiện Thanh ngoài việc sử dụng 30 tờ tiền giả để thanh toán mua xe còn đang cất giữ tại nhà ba tờ tiền giả cùng mệnh giá.

Về nguồn gốc tiền giả, Thanh khai quen một người khi hành nghề cho vay tiền trả góp. Thanh vay 16 triệu đồng thì biết có 30 tờ tiền giả nhưng vì người cho vay là "đại ca" trong giới giang hồ nên sợ không dám trả lại. Hơn nữa, Thanh muốn mua chiếc xe máy tạo bất ngờ cho vợ nên chấp nhận lấy số tiền giả để mua xe.

Mở rộng điều tra, Thanh khai quen biết Nghĩa cũng từ mối quan hệ với người cho vay tiền góp trên. Ngày 22-6-2019, công an khám xét nơi ở của Nghĩa thu giữ được 6 tờ tiền giả cùng mệnh giá 500.000 đồng. Ngoài ra, theo lời khai của Thanh thì Nghĩa còn có hành vi cùng một số đối tượng sử dụng các dụng cụ phương tiện như máy laptop, máy in màu, giấy bóng phủ kiến, bình sơn xịt... để làm tiền giả tại nhà. Nhưng kết quả điều tra không đủ cơ sở để xem xét xử lý Nghĩa về tội làm tiền giả theo quy định của Điều 207 BLHS.

Nghĩa khai tháng 3-2017 bán một điện thoại di động cho một người đàn ông (không rõ lai lịch) với giá hơn 3 triệu đồng. Khi về nhà vô tình sáu tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng bán điện thoại bị ướt, sau đó Nghĩa biết là tiền giả, không dám đem đi sử dụng nhưng cất giữ tại nhà. Đến khoảng năm 2018, với ý định muốn tìm hiểu đối chiếu tiền giả và tiền thật có những điểm giống nhau thế nào, Nghĩa đã lên mạng đặt thêm một số tiền giả và tải một số hình ảnh của các tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, sau đó dùng máy in phun thử...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm