Trần Phương Bình đang bị điều tra ở sai phạm ngàn tỉ khác

Ngày 29-6, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử ông Trần Phương Bình và 11 đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) hơn 8.800 tỉ đồng (còn gọi là đại án DAB giai đoạn 2).

Theo cáo buộc, ông Bình chỉ đạo cấp dưới và những người liên quan cho các nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng vay tiền trái pháp luật, gây thiệt hại khoảng 8.827 tỉ đồng. Ông Bình còn chỉ đạo xuất quỹ sai nguyên tắc, chiếm đoạt 75 tỉ đồng của DAB để trả nợ các khoản vay và sử dụng cá nhân.

Tại toà, đại diện nguyên đơn dân sự DAB đồng ý với tất cả khoản thiệt hại mà cáo trạng VKSND Tối cao xác định. Ngoài ra đại diện DAB còn nêu 9 đề nghị, 5 kiến nghị, qua đó yêu cầu HĐXX và VKS xem xét buộc ông Bình và các cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường nhiều khoản tiền khác mà cáo trạng chưa đề cập tới.

Ông Trần Phương Bình và các đồng phạm tại toà. Ảnh: H.Y

Với phần kiến nghị của DAB, HĐXX sẽ xem xét phần dân sự và sẽ áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo Bình, sẽ không xem xét phần hình sự đối với bị cáo Bình đối với thiệt hại trong kiến nghị DAB.

Cạnh đó, theo cơ quan tố tụng, ông Bình và Nguyễn Đức Tài, Nguyễn Thị Ngọc Vân (cựu phó tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐTD DAB) còn bị cho là có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng khi cho nhóm khách hàng vợ chồng Lê Anh Tuấn - Nguyễn Thị Ngọ vay số tiền lớn.

Theo hồ sơ ban đầu, bà Ngọ chỉ đạo, điều hành ba công ty và 30 cá nhân. Bà quen ông Bình từ những năm 1990 khi ông thành lập DAB (năm 1992) có mời bà Ngọ góp vốn và về làm việc. Bà Ngọ để bố chồng đứng tên cổ đông sáng lập. Đồng thời, vợ chồng bà thành lập Công ty TNHH Hoàng Lê kinh doanh phân bón, mua bán xuất khẩu gạo, thuốc bảo vệ thực vật. 

Từ năm 1992, Công ty Hoàng Lê và cá nhân vợ chồng bà nGok bắt đầu vay vốn tại DAB để kinh doanh mua bán bất động sản.

Từ năm 2006 đến 2013 bà Ngọ sử dụng pháp nhân các công ty do bà thành lập để vay và nhờ các cá nhân đứng tên vay thấu chi tại DAB để kinh doanh phân bón, đầu tư hoạt động giáo dục dạy học, mua bán bất động sản và mua bán cổ phiếu.

Kết quả điều tra cho thấy, tính đến ngày 24-12-2018, nhóm khách hàng vợ chồng bà Ngọ còn dư nợ tại DAB tổng số hơn 1.500 tỉ đồng gồm 905 tỉ gốc và gần 624 tỉ lãi. 

Tài sản đảm bảo gồm 32 bất động sản, 757.200 cổ phiếu PNJ, 4.590 Cổ phần Công ty Thủy tinh Gò Vấp; 200.000 Cổ phần Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông, 2.000 Cổ phần Công ty Thốt Nốt.

Những tài sản này được DAB định giá tại thời điểm cho vay là 337 tỉ đồng - không đủ trả nợ cho ngân hàng. Phần dư nợ thiếu tài sản đảm bảo được DAB cho vay tín chấp.

Để làm rõ thiệt hại liên quan đến nhóm khách hàng vợ chồng bà Ngọ vay, cơ quan điều tra đã trưng cầu hội đồng định giá trong tố tụng hình sự TP.HCM đối với các tài sản đảm bảo tại DAB. Tuy nhiên, hiện chưa có kết quả, chưa đủ căn cứ để kết luận sai phạm của ông Bình và hai thuộc cấp.

Tháng 11-2019, Bộ Công an đã có quyết định tách vụ án hình sự liên quan đến hành vi sai phạm của ông Bình cùng hai bị can Vân và Tài ra, khi nào có kết quả định giá tài sản trên sẽ tiếp tục xem xét xử lý sau.

Trong giai đoạn 1 vụ án, ông Bình bị TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt tù chung thân về các tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 3.600 tỉ đồng cho DAB.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...