Tòa nào có quyền xem xét kháng cáo quá hạn?

Theo hồ sơ, tháng 7-2016, vợ ông H. nộp đơn xin ly hôn với ông. Ngày 18-7, TAND quận 6 (TP.HCM) xử sơ thẩm, tại tòa ông H. vắng mặt, chỉ có đại diện theo ủy quyền của ông (giải quyết về tranh chấp tài sản) có mặt.

Do không đồng tình về phần tài sản và con chung nên dù chưa nhận được bản án sơ thẩm nhưng ngày 7-8 ông H. nộp đơn kháng cáo tại TAND quận 6. Tòa này ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và ông H. đã đóng. Ngày 31-8, TAND TP.HCM có thông báo thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm, cùng ngày ông H. nhận được bản án sơ thẩm.

Sau đó, tòa phúc thẩm cho rằng một phần yêu cầu kháng cáo của ông H. về phần tài sản đã quá thời hạn quy định nhưng ông chưa trình bày rõ lý do và chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn nên tòa ra thông báo yêu cầu ông H. nộp. Ông H. trình bày rằng ông không ủy quyền cho người đại diện quyền kháng cáo. Mặt khác, ông vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm nên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án sơ thẩm. Do đó ngày 7-8 ông kháng cáo là đúng hạn chứ không quá hạn.

Ngày 25-10, TAND TP.HCM mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn. Theo tòa, khoản 1 Điều 273 BLTTDS quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Trong khi người đại diện theo ủy quyền của ông H. về phần tranh chấp tài sản có mặt tại tòa nên thời hạn kháng cáo với phần quyết định về tài sản được xác định là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Tức kháng cáo của ông H. đối với phần này là quá hạn mà không có lý do chính đáng nên không được chấp nhận. Những nội dung kháng cáo khác của ông H. trong thời hạn luật định nên được chấp nhận. Ông H. khiếu nại việc giải quyết này nhưng chưa nhận được phản hồi.

Ngày 12-11, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, phía TAND quận 6 cho rằng tòa phúc thẩm giải quyết thế nào về kháng cáo quá hạn thì tòa này chấp nhận với quyết định đó. Chúng tôi cũng liên hệ với TAND TP.HCM để tìm hiểu thông tin nhưng chưa thể đăng ký làm việc.

Theo ThS Huỳnh Quang Thuận, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, Điều 283 và Điều 285 BLTTDS quy định tòa phúc thẩm phải vào sổ thụ lý vụ án khi nhận được hồ sơ vụ án do tòa án cấp sơ thẩm chuyển lên sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ. BLTTDS không quy định sau khi thụ lý vụ án, tòa án cấp phúc thẩm có được quyền xem xét lại việc nhận và xử lý đơn kháng cáo của tòa sơ thẩm hay không. Đồng thời, luật cũng không quy định cách thức xử lý khi HĐXX phúc thẩm phát hiện cấp sơ thẩm thụ lý đơn kháng cáo không đúng... 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm