Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ có gì mới?

Ba Bộ gồm: Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông nông thôn. Hội thảo được tổ chức với sự hỗ trợ của Dự án phát triển lĩnh vực Tài chính và Sở hữu trí tuệ tại Đông Nam Á (FSIP) do Quỹ thịnh vượng của Vương Quốc Anh tài trợ.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) được ban hành lần đầu năm 2005, đến nay đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2019.

Ông Huỳnh Thành Đạt. Ảnh: NGÂN NGA

Luật SHTT đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…
Mục tiêu của việc sửa đổi Luật SHTT là nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xử lý các bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành; nội luật hóa các cam kết quốc tế.
Ngày 10-6-2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 106/2020/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10-2021).
Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với hai bộ và các cơ quan liên quan liên quan xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (dự án Luật).
Đến nay, Dự thảo tờ trình Chính phủ về dự án Luật và Dự thảo số 2 của dự án Luật đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với sự phối hợp từ phía Đại sứ quán Anh tại Việt Nam trong khổ dự án Dự án Phát triển lĩnh vực Tài chính & Sở hữu trí tuệ tại Đông Nam Á (FSIP), tổ chức hội thảo "Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ" tại TP.HCM nhằm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại khu vực phía Nam.
Cũng theo Bộ trưởng, hội thảo nhằm thuyết minh và lấy ý kiến các đại biểu tham dự về vấn đề dự kiến sửa đổi trong dự án Luật, bao gồm 03 nhóm: Các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực giống cây trồng. Khối lượng các điều sửa đổi lần này là 80/222 điều (chiếm 36%).

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ có gì mới? ảnh 2
Ông Sam Wood, Phó Tổng Lãnh sự Vương Quốc Anh tại TP.HCM. Ảnh: NGÂN NGA

Tại hội thảo, ông Sam Wood, Phó Tổng Lãnh sự Vương Quốc Anh tại TP.HCM mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và hỗ trợ Việt Nam tăng cường sự bảo đảm về mặt pháp lý cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo sở hữu trí tuệ đóng vai trò là chất xúc tác cho hoạt động đổi mới sáng tạo.
Ông Sam Wood hy vọng các thảo luận tích cực từ các đại biểu tham dự hội thảo cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với các cam kết của Việt Nam trong các hiệp ước quốc tế về luật này.
Ông tin tưởng rằng mối quan hệ kinh tế và thương mại nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng của Vương quốc Anh và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển ngày càng vững mạnh hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm