Sử dụng hình ảnh của người khác, khi nào vi phạm?

Cụ thể, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Luật mới cũng quy định các trường hợp sử dụng hình ảnh mà không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ. Đó là hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Theo BLDS 2015, người có hình ảnh bị sử dụng trái pháp luật có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại (nếu có) và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Một điểm mới đáng chú ý khác là BLDS 2015 quy định về quyền có họ tên cụ thể hơn so với BLDS cũ.

Theo đó, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS 2015.

Đối với họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Đồng thời, BLDS 2015 bổ sung quy định việc xác định họ của trẻ em bị bỏ rơi.

Bên cạnh đó, BLDS 2015 gộp chung quy định về quyền khai sinh, khai tử trong một điều luật. Luật mới thay cụm từ “trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh” bằng cụm từ “trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết” thì phải được khai sinh và khai tử. Trẻ em sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải đăng ký khai sinh và khai tử. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ có yêu cầu khai sinh, khai trử thì cơ quan chức năng phải thực hiện việc khai sinh, khai tử cho trẻ.

BLDS 2015 cũng bổ sung quy định xác định dân tộc cho trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; thay cụm từ “người đã thành niên” bằng cụm từ “người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, thay cụm từ “cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên” bằng cụm từ “người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên”.

Ngoài ra, luật mới bổ sung quy định cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm