Ngành tư pháp TP.HCM kéo giảm hồ sơ trễ hạn

Đến dự hội nghị có ông Lê Tiến Châu (Thứ trưởng Bộ Tư pháp), ông Huỳnh Cách Mạng (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), ông Nguyễn Thanh Bình (Cục trưởng Cục Công tác phía Nam của Bộ Tư pháp) và các trưởng, phó phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp, lãnh đạo UBND quận - huyện, phòng công tác tư pháp quận - huyện... trên địa bàn TP.HCM. 

Ngành tư pháp TP.HCM kéo giảm hồ sơ trễ hạn ảnh 1
Ông Lê Tiến Châu (ngoài cùng bên trái), Thứ trưởng Bộ Tư pháp tại hội nghị. Ảnh: KP

Ngành tư pháp TP.HCM kéo giảm hồ sơ trễ hạn ảnh 2
Ông Huỳnh Cách Mạng (ngoài cùng bên phải), Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tại hội nghị. Ảnh: KP

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Huỳnh Văn Hạnh (Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) cho biết hội nghị này nhằm đánh giá kịp thời, khách quan, toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành tư pháp TP trên tất cả các lĩnh vực công tác năm 2017; xác định, phương hướng, nhiệm vụ, trọng tâm công tác năm 2018.

Ngành tư pháp TP.HCM kéo giảm hồ sơ trễ hạn ảnh 3
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: KP

Bà Phan Thị Bình Thuận (Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2017.

Theo đó, năm qua, được sự chỉ đạo, quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo TP.HCM và Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp TP đã tập trung tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ công tác và đạt nhiều kết quả cụ thể. Đây là năm Sở Tư pháp TP xác định tiếp tục làm chuyển biến cơ bản, toàn diện, sâu sắc về chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức và hoạt động của ngành; tiếp tục tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, chuyển dần trọng tâm từ xây dựng pháp luật sang hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng thi hành pháp luật; nâng cao vị thế, vai trò của ngành tư pháp trong điều kiện hội nhập quốc tế; đưa công tác tư pháp gần dân hơn, tạo tiền đề cho sự chuyển biến đồng bộ vai trò, vị trí của ngành tư pháp.

Ngành tư pháp TP.HCM kéo giảm hồ sơ trễ hạn ảnh 4

Bà Phan Thị Bình Thuận (Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2017. Ảnh: KP

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành, Sở Tư pháp TP đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. So với cùng kỳ năm 2016, công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở Tư pháp TP đã được thực hiện quyết liệt hơn, khả năng phản ứng chính sách, nhất là trong công tác tham mưu tư vấn về pháp lý cho chính quyền TP.

Năm 2017, Sở Tư pháp TP đã góp ý, thẩm định 298 dự thảo văn bản các loại (tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2016). Các ý kiến góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp TP đảm bảo đúng tiến độ, nhiều ý kiến góp ý, thẩm định được cơ quan lấy ý kiến tiếp thu.

Trong năm, Sở cũng đã tiếp nhận 83.756 yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (tăng 13.2% so với cùng kỳ năm 2016); cấp 83.276 phiếu lý lịch tư pháp, trong đó phiếu số 1 là 45.108, phiếu số 2 là 24.289.

Sở cũng phối hợp với PC 53 (Phòng hồ sơ nghiệp vụ Công an TP.HCM) rút ngắn thời gian phúc đáp kết quả xác minh hồ sơ có tiền án, tiền sự từ 1-2 tháng xuống 7-10 ngày làm việc, chủ động trong việc cung cấp thông tin cho cá nhân khi có yêu cầu.

Phối hợp với PC53, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) xây dựng, bổ sung chức năng tiếp nhận yêu cầu tra cứu, xác minh lý lịch tư pháp qua đường truyền Internet (thay thế cho việc chuyển hồ sơ xác minh bằng giấy như hiện nay) đối với cá nhân chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại TP.HCM kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai thực hiện thí điểm từ ngày 6-9-2017. Kết quả: Đến ngày 31-10-2017 đã tra cứu, xác minh 8.659 trường hợp, góp phần rút ngắn thời gian chuyển, nhận hồ sơ xác minh, hạn chế rủi ro (việc bảo quản được hồ sơ khi trời mưa, kẹt xe…) nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý, thống kê, báo cáo và đặc biệt là lưu trữ hồ sơ điện tử.

Tính đến ngày 31-10-2017, Sở Tư pháp TP đã tiếp nhận 138.373 hồ sơ các loại (tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2016); trong đó có 46.477 hồ sơ đăng ký vi bằng; giao kết quả 117.033 hồ sơ cho khách hàng (tăng 38,02% so với cùng kỳ năm 2016), thu lệ phí gần 14,1 tỉ đồng...

Phần lớn nội dung phản ảnh liên quan đến đất đai 
Tính đến 31-10-2017, Sở Tư pháp đã tiếp nhận 110 phản ánh, kiến nghị, cụ thể: 13 trường hợp tiếp nhận qua điện thoại (chiếm tỉ lệ 11,8%), 53 trường hợp tiếp nhận qua email (chiếm tỉ lệ 48,2%), 42 trường hợp tiếp nhận qua văn bản (chiếm tỉ lệ 38,2%), hai trường hợp tiếp nhận trực tiếp (chiếm tỉ lệ 1,8%).
Trong đó, có 75 trường hợp phản ánh về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức (chiếm tỉ lệ 68,2%), phần lớn nội dung phản ánh liên quan đến việc giải quyết hồ sơ nhà đất. Trong 75 trường hợp thuộc phạm vi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, Sở Tư pháp đã chuyển cho các đơn vị để xử lý. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm