Quyền bãi nhiệm của cử tri

Có nhiều suy ngẫm từ phản ứng này của một cử tri tại buổi tiếp xúc của tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 7 (TP.HCM) với cử tri quận 9 vào ngày 8-10.

Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XII, Ban chấp hành Trung ương đã quyết định kỷ luật ông Tất Thành Cang về những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng. Hình thức kỷ luật là cách chức ủy viên trung ương Đảng khóa XII, phó bí thư thường trực Thành ủy, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020.

Nay không còn là Thường vụ Thành ủy nữa nhưng ông Cang vẫn là thành ủy viên thuộc Đảng bộ TP.HCM. Đồng thời là đại biểu (ĐB) HĐND TP ứng cử ở đơn vị quận 10, ông Cang đang làm nhiệm vụ phó ban thường trực Ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM.

Chính vì thế, theo phát biểu của ĐB Quốc hội (QH) Phan Nguyễn Như Khuê (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM) ở buổi tiếp xúc cử tri nói trên, việc xử lý các vị trí hiện tại của ông Cang, trong đó có vị trí ĐB HĐND TP thuộc thẩm quyền của Thành ủy và HĐND TP.HCM…

Ban chấp hành Trung ương đã quyết định kỷ luật ông Tất Thành Cang về những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng. Các vi phạm của ông Cang được cho là có liên quan vụ chuyển nhượng 32 ha đất tại khu dân cư Phước Kiển, Nhà Bè (ảnh trên) và dự án BT bốn tuyến đường chính ở khu đô thị Thủ Thiêm (ảnh dưới). Ảnh: HTD

Điều đáng lưu ý là việc cử tri đề nghị bãi nhiệm tư cách ĐB dân cử do ĐB đó bị mất uy tín, không còn xứng đáng là ĐB của dân đã được luật quy định rõ chứ không phải giờ mới được đặt ra.

Cách đây hai năm, nhiều cử tri ở Đồng Nai đã lên tiếng yêu cầu bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh, nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai khóa XIV.

Bà Mỹ Thanh đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng. Và bà đã bị Ban Bí thư Trung ương Đảng kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng.

Mặc dù vậy, bà Mỹ Thanh đã không bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH. Thay vào đó, từ đơn xin của bà, Ủy ban Thường vụ QH đã có nghị quyết cho bà thôi làm nhiệm vụ ĐBQH.

Trước đó nữa (tháng 4-2017), với nhiều sai phạm có liên quan đến sự cố môi trường ở bốn tỉnh miền Trung, ông Võ Kim Cự đã bị Ban Bí thư Trung ương Đảng kỷ luật cách chức nhiều chức vụ cũ đã kinh qua như ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015, bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, phó bí thư Tỉnh ủy, bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Tương tự như trường hợp của bà Mỹ Thanh, ông Cự không bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH khóa XIV. Với đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐB vì lý do sức khỏe, ông Cự đã được Ủy ban Thường vụ QH chấp thuận cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH.

Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức QH cùng quy định: Đối với các ĐB HĐND, ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, có ba chủ thể được quyền tiến hành quy trình bãi nhiệm đối với họ gồm QH, HĐND và cử tri.

Thực tế triển khai các quy định này cho thấy việc bãi nhiệm của HĐND thường được thực hiện kịp thời nếu đó là các nhân sự do cấp tỉnh… quản lý, ngược lại việc này có phần chậm nếu đó là nhân sự thuộc diện cấp cao hơn quản lý. Sự không thể nhanh cũng vẫn thường có trong việc QH xem xét bãi nhiệm do cần phải chờ các quyết định chính thức của Đảng…

Trong khi đó, thực tế chưa có trường hợp nào các ĐB nào cử tri được thực hiện quyền bãi nhiệm cả. Lý do là gần sáu năm từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực; hơn ba năm từ khi hai luật nói trên có hiệu lực, hiện Ủy ban Thường vụ QH vẫn chưa hướng dẫn trình tự để cử tri thực hiện quyền này.

Còn nhớ khi chưa được cho thôi làm ĐBQH và bắt buộc phải đi tiếp xúc với cử tri theo phận sự, bà Mỹ Thanh đã trực tiếp nghe nhiều chỉ trích của cử tri kiểu như bà không còn đủ tư cách để phát biểu bất cứ vấn đề gì trước cử tri…

Không ở tình thế ngặt nghèo như thế do có lần xin phép vắng mặt ở một buổi tiếp xúc cử tri nhưng ông Tất Thành Cang cũng có vài lần bị cử tri công khai thể hiện ý kiến mất tín nhiệm, không bằng lòng. Nói như cử tri đã nêu ở quận 9 là “cách xử lý như vừa rồi có là coi thường cử tri quá hay không?”.

Xem ra, khi chưa có quyết định xử lý cuối cùng thì người có liên quan cũng có những khó xử trước các cử tri đã trực tiếp bầu mình làm người đại diện. Phần các cử tri cũng không thể nào chấp nhận hoài những người đại diện cho mình đã không còn xứng đáng với niềm tin được mình gửi gắm nhưng không bị HĐND, QH và nhất là chính mình bỏ phiếu bãi nhiệm.

Cùng chờ QH, Ủy ban Thường vụ QH sớm có động thái cần thiết để chấm dứt những bất cập từ những kéo dài không nên có đối với những ĐB đã bị Đảng kỷ luật vậy.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

Niềm tin công lý và cái chết đau lòng

(PLO)- Một cái chết sau khi đã rời tòa, có nhắn gửi, có thời gian cân nhắc mà vẫn quyết liệt thực hiện chỉ có thể đến từ một người trọng danh dự, cẩn trọng và tin mình vô tội. Họ chết vì tuyệt vọng khi niềm tin không còn.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...

Vụ án Trần Hùng và nguyên tắc suy đoán vô tội

Vụ án Trần Hùng và nguyên tắc suy đoán vô tội

(PLO)- Trong vụ án Trần Hùng có cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội; nếu chỉ chấp nhận chứng cứ buộc tội và bác bỏ chứng cứ gỡ tội thì liệu nguyên tắc suy đoán vô tội có được đảm bảo?!

Đại án Việt Á và 'của tin còn một chút này...'

Đại án Việt Á và 'của tin còn một chút này...'

(PLO)- Cuộc sống luôn có ngoại lệ. Việc bị cáo - cựu giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh không nhận tiền cảm ơn từ Việt Á là một ngoại lệ khiến người ta nhớ đến câu “Của tin gọi một chút này làm ghi…”.

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

Mạng ảo nhưng 'sát thương' là thật!

(PLO)- Nhiều trường hợp người bị tấn công trên mạng xã hội phải ngậm đắng nuốt cay, cắn răng chịu đựng và chọn cách im lặng để tự bảo vệ mình…

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

Thông qua Luật Đất đai: Thà chậm mà chắc!

(PLO)- Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có thể chậm nhưng phải thật chắc, để đảm bảo rằng một khi Quốc hội đã bấm nút thông qua thì phải đáp ứng được kỳ vọng của Nhân dân.

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

Vi phạm nồng độ cồn: Hết đường xin xỏ!

(PLO)- Ngoài xử phạt hành chính, CSGT còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, cơ quan...

Lộng ngôn trên mạng!

Lộng ngôn trên mạng!

(PLO)- Dùng mạng xã hội không khéo hoặc thiếu văn minh thì người dùng rất dễ trở thành “con tin” trước đám đông hoặc bị phạt tiền, bị tù tội.

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

‘Chung cư mini’ và khoảng trống pháp luật

(PLO)- Những căn hộ riêng lẻ “biến hoá” thành chung cư được phê duyệt an toàn PCCC công trình như nhà ở thông thường khiến cho sự an toàn của người sử dụng bị treo lơ lửng.