Khiếu nại cáo trạng, ai giải quyết?

BLTTHS 2015 (đang được sửa đổi) có quy định việc khiếu nại cáo trạng nhưng lại không quy định về thủ tục, trình tự giải quyết.

Điều 330 BLTTHS 2003 và Thông tư liên tịch số 2-2005 giữa Bộ Công an - VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại cáo trạng thuộc thẩm quyền của VKSND.

Thế nhưng khoản 2 Điều 469 BLTTHS năm 2015 quy định: Đối với cáo trạng hoặc quyết định truy tố nếu có khiếu nại thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của bộ luật này. Thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy VKSND truy tố bị can bằng bản cáo trạng chứ không ban hành quyết định truy tố. Do đó khiếu nại cáo trạng chính là khiếu nại quyết định truy tố của VKSND.

Như vậy, khi BLTTHS 2015 có hiệu lực thì khiếu nại đối với cáo trạng không được giải quyết theo quy định tại chương XXXIII về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Trong khi các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI trong BLTTHS 2015 không thấy có điều nào quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết đơn khiếu nại cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Vấn đề đặt ra là người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng có khiếu nại về cáo trạng thì ai hoặc cơ quan nào là nơi giải quyết. Do đó trong quá trình sửa đổi BLTTHS 2015 các cơ quan liên quan nên rà soát lại các quy định nêu trên để kịp thời quy định thẩm quyền việc giải quyết khiếu nại liên quan đến cáo trạng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm