Hội thảo góp ý dự thảo thông tư trợ giúp pháp lý

Bà Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng Cục TGPL, chủ trì hội thảo phát biểu nhằm triển khai Luật TGPL năm 2017, thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn nghiệp vụ TGPL (dự thảo thông tư). Trước đó, Cục TGPL đã tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật TGPL.

Hội thảo góp ý dự thảo Thông tư trợ giúp pháp lý

Bà Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, chủ trì hội thảo. Ảnh: KP

Hội thảo tập trung thảo luận, góp ý về một số nội dung cơ bản dự thảo thông tư hướng dẫn nghiệp vụ TGPL như người tiếp nhận, thụ lý yêu cầu TGPL; quy trình thụ lý vụ việc TGPL; thụ lý vụ việc TGPL thông qua hình thức nộp hồ sơ yêu cầu TGPL…

Ông Lê Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bình Thuận, góp ý về cơ chế tài chính cho việc đánh giá chất lượng: Việc chi trả, thanh toán các chế độ cho người được phân công đánh giá, người kết luận đánh giá… còn chưa rõ ràng vì khó định lượng về chất lượng. Bởi lẽ có những vụ việc, vụ án chỉ giải quyết trong thời gian ngắn nhưng cũng có những vụ việc, vụ án kéo dài thời gian. Như vậy, không cần liệt kê, ghi số buổi cụ thể là hôm nay làm việc với tòa, với điều tra viên… mà nên ghi là không quá 10 buổi là được vì số buổi định lượng này chỉ mang tính tương đối thôi.

Ông Nguyễn Minh Chánh, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước TP.HCM, kiến nghị Cục nên mạnh dạn quyết định việc chỉ nên đánh giá chất lượng khi có khiếu nại và do một cơ quan khác thành lập hội đồng ví dụ như Sở Tư pháp để đánh giá chất lượng thì mới khách quan. Chứ trung tâm vừa cử người vừa đánh giá như hiện nay thì không khách quan. 

Ông Lê Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Thuận. Ảnh: KP

Dự thảo thông tư dự kiến chia TGPL được thực hiện trong bốn lĩnh vực sau:
1. Lĩnh vực pháp luật hình sự
2. Lĩnh vực pháp luật dân sự
3. Lĩnh vực pháp luật hành chính
4. Lĩnh vực pháp luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm