Hoãn xử vì giấy ủy quyền… không rõ

Theo đó, chủ tịch UBND TP (người bị kiện) đã ủy quyền cho hai người tham gia phiên tòa nhưng khác với phiên sơ thẩm, tại tòa phúc thẩm chỉ có một người đại diện có mặt. Theo tòa, giấy ủy quyền mà đại diện ủy ban nộp cho tòa không thể hiện rõ tương quan pháp lý giữa hai người được ủy quyền. Tức là nếu một người vắng mặt thì người kia có quyền thay mặt trả lời các vấn đề liên quan đến vụ kiện và chịu trách nhiệm trước người ủy quyền về những phát ngôn đó hay không. Cũng theo tòa, nếu lần mở phiên tòa tiếp theo tình trạng này vẫn diễn ra thì tòa sẽ tiếp tục xét xử, mọi thiệt thòi về pháp lý nếu có phía người bị kiện tự gánh chịu.

 Tầng trệt căn nhà số 110 Cao Thắng (quận 3, TP.HCM). Ảnh: T.TÙNG

Tại tòa đại diện VKS cũng đề nghị tòa hoãn xử để đảm bảo tính khách quan thông qua sự có mặt của hai người được ủy quyền theo đăng ký với tòa. Ngoài ra, cũng để người được ủy quyền trình bày rõ các nội dung bởi trong vụ án này người bị kiện là bên kháng cáo.

Trước đó, bà Hạnh trình bày cha mẹ bà tạo dựng căn nhà trên từ trước năm 1975, sau đó người cha tặng phần sở hữu của ông cho mẹ bà. Năm 1991, mẹ bà được UBND quận 3 xác nhận căn nhà không thuộc diện Nhà nước quản lý và đã lập di chúc theo đúng thủ tục pháp luật cho bà. Sau đó bà Hạnh được cấp phép xây lại nhà thành một trệt, ba lầu. Ngày 5-6-2012, chủ tịch UBND TP ra quyết định hành chính thu hồi tầng trệt căn nhà. Trước đó, ngày 13-9-2010, Sở Xây dựng TP.HCM ban hành văn bản về việc kiểm kê thu hồi tầng trệt nhà. Bà Hạnh kiện yêu cầu hủy cả hai quyết định và văn bản trên vì cho rằng trái luật, vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của bà.

Đầu năm 2014, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên bác quyết định về việc thu hồi tầng trệt. Tòa cũng tuyên bác yêu cầu của bà Hạnh về việc hủy văn bản của Sở Xây dựng vì văn bản không chứa nội dung của một quyết định hành chính.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm