Giam, giữ người mà không có lệnh sẽ bị phạt tù

Tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt do có hành vi vi phạm pháp luật. Việc tạm giữ, tạm giam người khi không có lệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc để quá hạn tạm giữ, tạm giam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị bắt.

BLHS 2015 đã bổ sung thêm quy định mới tại điểm đ khoản 1 Điều 377 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật) như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ  06 tháng đến 03 năm:\

 

 đ) “Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn”. 

Theo đó, khi người bị tạm giữ, tạm giam đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà người có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết dẫn đến để quá thời hạn đối với người bị tạm giữ, tạm giam thì sẽ bị phạt tù.

Quy định này cũng nhằm tăng cường trách nhiệm, hạn chế việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm