Đòi hàng xóm bồi thường vì cho rằng làm tôm… chết khát

Sau đó ông thả tiếp 10.000 con tôm nữa. Ba tháng sau ông bắt lứa tôm đầu bán được 30 triệu đồng. khi ông bơm nước vào vuông tôm thì bị con của ông C. ngăn cản nên nước không vào được. Ông báo chính quyền địa phương giải quyết nhưng xã không có kết luận. Cuối cùng, 10.000 con tôm của ông bị chết hết, lúc này trọng lượng của tôm là 60 con/kg (thiệt hại khoảng 21,5 triệu đồng).

Trong khi đó, theo bị đơn là ông C. thì ông cầm cố cho vợ chồng ông H. tám công đất và thỏa thuận sau 10 năm thì có quyền chuộc lại. Tháng 7-2016, ông thông báo là sẽ chuộc lại đất theo hợp đồng nhưng ông H. không chịu. UBND xã hòa giải không thành và có kết luận là ông H. không được nuôi tôm trong thời gian chờ chuyển hồ sơ vụ tranh chấp đất lên tòa án. Khi ông H. bơm nước vào phần đất đang tranh chấp để nuôi tôm thì ông và các con ông ngăn cản. Nhưng lúc đó trong vuông tôm không có con tôm nào nên ông H. không có thiệt hại gì.

Xử sơ thẩm, HĐXX nhận định lời khai của nhân chứng thể hiện thời điểm ông C. ngăn cản không cho bơm nước vào vuông thì không rõ trong vuông có tôm hay không. Người bán tôm giống cũng không rõ ông H. có thả tôm xuống phần đất tranh chấp hay không. Mặt khác, khi chính quyền địa phương lập biên bản thì không thấy số lượng tôm bị chết như ông H. trình bày mà chỉ ghi theo lời trình bày của ông H.

Ông H. cho rằng tôm bị thiệt hại nhưng không biết cụ thể là tôm chết hay như thế nào là không phù hợp. Bởi lẽ tài sản của mình mà ông H. không tự bảo vệ hoặc thu hoạch nhằm giảm thiệt hại nếu có, nay lại buộc ông C. bồi thường là không có cơ sở. Đồng thời ông H. không có chứng cứ để xác định ông bị thiệt hại do đâu vì việc nuôi tôm bị thiệt hại có rất nhiều nguyên nhân như nguồn nước, cách chăm sóc...

Tòa án đã thông báo cho ông H. cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình nhưng ông không có gì để chứng minh. Do đó, HĐXX đã tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông H.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm