Đi tu nghiệp bị về nước sớm, được trả tiền thế chân

Liên quan đến vụ án còn có Công ty Kabushikigaisha Shinka (Công ty Shinka) và Nghiệp đoàn Purchase Network Hiroshima Kyodo Kumiai (Nghiệp đoàn Kumiai). Hai đơn vị này được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Dù đã được triệu tập nhưng cả hai đơn vị đều vắng mặt không lý do và không thuộc trường hợp bất khả kháng.

Năm 2010, bà Đẹp nộp đơn khởi kiện đòi phía bị đơn trả cho bà 342 triệu đồng. Đó là các khoản tiền đặt cọc (32,4 triệu đồng), tiền bảo lãnh tránh trốn (64,8 triệu đồng) và trả số tiền tương đương chín tháng lương về nước trước hợp đồng (gần 121 triệu đồng) kèm lãi.

Theo đơn kiện, bà Đẹp ký hợp đồng đi tu nghiệp và thực tập tại Nhật có thời hạn với Công ty Suleco ba năm, từ tháng 6-2008. Đến tháng 5-2010, bà Đẹp ký hợp đồng gia hạn làm việc với Công ty Shinka. Tuy nhiên, chỉ ba tháng sau, công ty buộc bà phải về nước trước hạn dù bà không vi phạm gì. Bà Đẹp cho biết trước sự ép buộc từ nhiều phía, bà phải về nước ngày 6-9-2010.

Phía Công ty Suleco cho biết cuối tháng 8-2010 công ty nhận được thông báo từ Nghiệp đoàn Kumiai về việc bà Đẹp vi phạm các quy định công ty như cố ý làm hư hỏng sản phẩm, không tuân thủ nội quy, có thái độ phản kháng, nhiều lần nhắc nhở nhưng không thay đổi. Khi bà Đẹp về nước, hai bên tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng nhưng bà Đẹp không đồng ý nội dung thanh lý nên dẫn đến vụ kiện. Công ty chỉ đồng ý trả lại tiền cọc, tiền bảo lãnh chống trốn kèm lãi hai khoản này.

Phía bà Đẹp cho rằng bị đơn đã không có động thái nào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà khi bị xâm hại, công ty cũng không có tài liệu nào chứng minh bà vi phạm.

HĐXX xác định bà Đẹp thuộc trường hợp phải về nước trước thời hạn, đồng thời bị đơn đồng ý trả lại cho nguyên đơn hai khoản tiền đặt cọc và tiền bảo lãnh chống trốn, chỉ là không thống nhất được cách tính lãi suất và thời gian tính lãi. HĐXX đồng ý với cách tính lui 9%/năm của nguyên đơn là có căn cứ, đúng pháp luật. Từ đó HĐXX buộc phía bị đơn trả cho bà Đẹp tổng cộng gần 172 triệu đồng.

Về yêu cầu bồi thường chín tháng tiền lương, tòa cho rằng đây là quan hệ lao động giữa bà Đẹp và Công ty Shinka. Đây là một quan hệ độc lập và được điều chỉnh theo pháp luật Nhật Bản. Trong hợp đồng dịch vụ giữa bà Đẹp và Công ty Suleco cũng quy định nếu tranh chấp lao động xảy ra thì do pháp luật Nhật giải quyết. Và tại phiên tòa, nguyên đơn cũng xác định không tranh chấp hợp đồng này nên yêu cầu đòi chín tháng lương không được chấp nhận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm